Kiến thức thiết kế

Cập nhật kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế.

Figma

Chuyên trang chia sẻ kiến thức về figma, là một nguồn tài nguyên quý giá cho những người mới bắt đầu hoặc muốn nâng cao kỹ năng sử dụng Figma. Trang web cung cấp các hướng dẫn, video tutorial và bài viết về các tính năng, phím tắt và tiện ích hữu ích trong Figma. Ngoài ra, chuyên trang cũng chia sẻ các gợi ý sáng tạo, mẹo và kinh nghiệm từ các nhà thiết kế thành thạo, giúp người dùng khám phá và tận dụng toàn bộ tiềm năng của Figma trong quá trình thiết kế giao diện.
Chủ đề
1
Bài viết
1
Chủ đề
1
Bài viết
1
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp biểu đồ Histogram nếu bạn là Photographer hay thường xuyên chỉnh sửa ảnh. Loại biểu đồ này thường xuất hiện trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Lightroom, Photoshop hoặc trong thiết bị chụp ảnh. Vậy biểu đồ này mang ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó. Biểu đồ Histogram là gì? Biểu đồ Histogram biểu diễn sự phân bố của số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp. Trong đó, trục dọc biểu diễn số lượng điểm ảnh, các đỉnh càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh ở khu vực đó và độ chi tiết càng nhiều. Trục ngang tính từ trái qua phải với mốc giá trị từ 0 đến 255 biểu diễn độ sáng của mỗi khu vực ảnh. Gốc giá trị 0 được coi là tối nhất tựa như màu đen tuyền trong khi càng...
Có rất nhiều nguyên liệu để cấu thành một thiết kế. Màu sắc, hình dạng, kiểu chữ,... đều góp phần không nhỏ đến sự thành công trong thiết kế của bạn. Nhưng khi đi vào sâu hơn, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến tổng thể thiết kế. Những yếu tố cấu thành một thiết kế chúng ta có một thuật ngữ gọi chung là Element. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những Element đó là gì. Form - Hình thức Form thường có đủ 3 nguyên tố như độ rộng, chiều sâu và độ cao. Thông thường, form có hai loại là Geometric form và Organic form. Đối với những người làm công việc design web, thường họ sẽ nghĩ ngay đến các yếu tố input trong thiết kế UI khi nghe đến form. Shape - Hình dạng Tất cả các đối tượng đều được cấu tạo bởi các hình dạng...
Mỗi nhà thiết kế đều có xuất phát điểm trong thiết kế. Đó là thời điểm khi họ còn là những tân binh trong ngành thiết kế (Junior Designer), và họ vẫn cần rất nhiều hướng dẫn để vượt qua cột mốc này. Tuy nhiên, với thời gian, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Với sự gia tăng về kiến thức và kinh nghiệm, các Junior Designer trở nên giỏi hơn cho đến khi họ có thể tự tin nói là Senior Designer trong ngành. Bài viết này sẽ cho bạn thấy cách đánh giá mình là Junior Designer hay Senior Designer. Trong hầu hết các tổ chức, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nhà thiết kế Junior Designer và Senior Designer. Tuy nhiên, đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý, không phân biệt bạn là nhà thiết kế Junior Designer và Senior Designer. Kinh nghiệm làm...
Màu sắc là một phần quan trọng tạo nên thương hiệu của sản phẩm. Việc chọn tông màu phù hợp cho logo là rất quan trọng, nó sẽ tạo nên bản sắc của công ty. Điều quan trọng không kém là phối hợp màu sắc chính xác cho trang web hoặc ứng dụng của bạn. Màu sắc thu hút sự chú ý của người dùng đến phần thông tin có liên quan, ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể, tạo kết nối cảm xúc với người dùng và tăng nhận thức về thương hiệu. Nhưng sẽ rất máy móc nếu bạn lấy các màu giống hệt nhau cho mọi thiết kế và sử dụng chúng trên trang web. Cảm nhận về màu sắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nhiều khía cạnh: tương tác và hành vi của người dùng, hoạt động kinh doanh của sản phẩm và xu hướng thiết kế hiện tại. Không có một màu sắc cụ thể nào hoạt...
Khi lướt Instagram bạn sẽ nhận thấy các bức ảnh trên đây đều đồng nhất theo hình vuông tỉ lệ 1: 1. Trong khi đó Video trên YouTube là một hình chữ nhật với tỷ lệ 16: 9. Màn hình, hình ảnh và khung hình đều có hình dạng dễ nhận biết và "Ratio" là thuật ngữ dùng để mô tả tỷ lệ cố định của những hình dạng này. Nói một cách đơn giản, tỷ lệ khung hình (ratio) của một hình ảnh là mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của nó. Tỷ lệ khung hình thường được trình bày dưới dạng hai số, được phân tách bằng dấu hai chấm như X:Y hoặc 4:3. Tỷ lệ khung hình là gì? Tỷ lệ khung hình là chiều rộng của hình ảnh lớn như thế nào so với chiều cao của hình ảnh. Mặc dù tỷ lệ khung hình của hình ảnh sẽ giúp bạn hiểu hình dạng của nó, nhưng nó không xác...
Làm thế nào để bạn biết một thiết kế là tốt hay xấu? Liệu có phải một thiết kế đẹp là một thiết kế tốt không? Làm sao bạn biết được thiết kế đẹp trong mắt bạn không phải là xấu trong mắt của sếp bạn? Việc đánh giá chất lượng thiết kế có thể là khá chủ quan, và những tiêu chí đánh giá có thể thay đổi phụ thuộc vào thể loại và mục đích của bản thân thiết kế. Nhưng cuối cùng, thiết kế được tạo ra để truyền tải một thông điệp nào đó và đạt được một kết quả cụ thể nào đó. Vẻ ngoài của của thiết kế là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng của nó, nhưng riêng vẻ ngoài sẽ không cho thấy một thiết kế là hiệu quả hay không. Để biết liệu thiết kế của bạn có hiệu quả hay không, bạn cần thấu hiểu những thành tố của sự truyền tải hình ảnh...
Các font ligature khá hữu ích trong thiết kế, đặc biệt là trong các dạng văn bản dài. Từ ligature xuất phát từ tiếng Latin ligare, có nghĩa là "buộc". Ligature kết hợp hai hoặc ba ký tự thành một ký tự duy nhất, ngoài việc giúp văn bản trở nên ngắn đi, nó còn mang mục đích là trang trí. Đối với hướng dẫn này, chúng tôi sẽ sử dụng hai phông chữ từ Envato Elements. Karin và Mondia. Font Ligatures là gì? Hiểu một cách đơn giản, phông chữ Ligature có thể kết hợp hai hoặc ba ký tự thành một ký tự. Loại đầu tiền là Standard ligature. Loại chữ này giúp thực hiện việc ghép chữ khi một số ký tự chiếm dụng chiều ngang của ký tự tiếp theo. Có các loại chữ Ligature khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, các chữ ghép với ff, ffi, fi...
UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy trên một trang web hay một ứng dụng. Trong thiết kế thì UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp từ người thiết kế, nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm tới người dùng. Vài năm gần đây UI Design đều thuộc nhóm những ngành nghề có mức lương cao nhất, và nều bạn đang có ý định tìm hiểu về UI Design. Trước tiên, bạn nên tìm hiểu các phong cách thiết kế chính cũng như sơ bộ về nó. Neuomorphism Neumorphism là một xu hướng thiết kế mới nổi trong năm 2019 và được sự hưởng ứng rất lớn của cộng đồng Designer trên thế giới. Vẫn đi theo triết lý của sự tối giản và dễ dàng tiếp cận đối...
1. Thuật ngữ màu Có một số thuật ngữ màu sắc bạn nên biết trước khi bước chân vào thế giới thiết kế. Hãy cùng tìm hiểu nó là gì. • Hue Hue đề cập đến màu gốc - một màu bão hòa không có sự pha trộn của các màu trắng hoặc đen. • Tint Tint được tạo ra khi bạn pha trộn thêm một lượng màu trắng vào màu gốc (màu hue). • Shade Shade được tạo ra khi bạn pha trộn thêm một lượng màu đen vào màu gốc (màu hue). • Tone Tone thì tinh tế hơn một chút, bởi vì nó đòi hỏi sự kết hợp của cả đen và trắng, đây cũng là lý do tại sao Tone trông có vẻ tự nhiên hơn so với Shade và Tint. • Value Value là một đặc tính giúp chúng ta biết mức độ sáng - tối của một màu. • Saturation Saturation miêu tả màu sắc đậm hay nhạt theo các cường độ...
Minh họa phẳng hay còn gọi là Flat illustration là một phong cách tối giản và súc tích, nó thường được dùng trong thiết kế đồ họa và giao diện người dùng. Đặc trưng của phong cách này là sự đơn giản, giảm thiểu các chi tiết và hiệu ứng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nó ở rất nhiều nơi - có thể là trên các trang web, ứng dụng điện thoại, bộ nhận diện thương hiệu và thậm chí là báo chí và quảng cáo. Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích cho tất cả những ai đang quan tâm về vẽ minh họa theo phong cách phẳng. 1. Giữ sự đơn giản và cân bằng Thiết kế phẳng hướng đến sự đơn giản và tối giản chi tiết thừa. Để làm cho thiết kế của bạn trông gọn gàng, đừng quá phức tạp với các chi tiết hoặc hiệu ứng không cần thiết. Bạn phải xác định thành phần...
Giống như tất cả các xu hướng thiết kế, các Typeface cũng xuất hiện và biến mất, nhưng có một số kiểu chữ vượt thời gian và sẽ không bao giờ lỗi mốt. Eric Gill, Adrian Frutiger và Max Miedinger là những cái tên nổi tiếng trong ngành thiết kế đồ họa, người đã tạo ra nhiều Typeface được sử dụng bởi các nhà thiết kế chuyên nghiệp trong nhiều thập kỷ. Các phông chữ này dường như không bị lỗi thời cho dù xuất hiện ở thế kỷ nào, vì vậy bạn có thể sử dụng chúng trong suốt sự nghiệp thiết kế của mình. HELVETICA Helvetica đã trở thành một biểu tượng của ngành thiết kế đồ họa kể từ nó khi được tạo ra vào năm 1957. Cùng với sự làm mới gần đây của Helvetica Neue, nó thường là lựa chọn mặc định cho nhiều nhà thiết kế và được sử dụng bởi nhiều...
Adobe đã được biết đến rộng rãi như là chuyên gia trong các sản phẩm phần mềm Sáng tạo trong nhiều năm với một loạt các sản phẩm nổi tiếng như Photoshop, Acrobat, Flash, Lightroom và Illustrator ngoài ra còn có nhiều phần mềm khác. Đó là một thương hiệu mang dấu ấn của chất lượng với rất nhiều phần mềm quan trọng dành cho Designer. Adobe Character Animator chắc chắn là một công cụ tuyệt vời và mặc dù chưa được biết đến nhiều. Đây là một phần mềm tạo ra sự đổi mới trong ngành làm phim, sản xuất video vì nó tạo ra một nhân vật hoạt hình trực tiếp bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, và cho thấy sự xuất sắc trong kỹ thuật. Dưới đây là một hướng dẫn ngắn gọn về nó là gì và làm thế nào nó có thể được sử dụng phần mềm này. I...
Có một số nguyên tắc trong thiết kế giúp bạn dễ dàng dàn trang, trình bày và sắp xếp bố cục một cách trực quan và tự nhiên hơn. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà các nhà thiết kế nên biết đó chính là nguyên tắc Gestalt. Gestalt dựa trên ý tưởng bộ não con người sẽ tìm cách đơn giản hóa và sắp xếp các hình ảnh hoặc thiết kế phức tạp một cách vô thức, sau đó chỉnh sửa thành một hệ thống hoàn chỉnh có liên kết mật thiết với nhau. Từ đó giúp bạn tạo ra một thiết kế có chủ đích và có trọng tâm. 1. Nguyên tắc đồng bộ (Similarity) Bản năng con người là sắp xếp những thứ giống nhau thành một nhóm. Nguyên tắc đầu tiên của thuyết Gestalt chính là dựa vào đặc điểm này. Mọi thứ sẽ được nhóm theo màu sắc, hình dạng hoặc kích...
Những công cụ hữu ích dưới đây sẽ cho phép bạn tạo ra những mẫu Pattern Background Online chất lượng cao sử dụng cho các trang web và ứng dụng, ngoài ra nó còn hỗ trợ xuất sang CSS giúp bạn dễ dàng áp dụng lên các trang web. 1. Hero Patterns Hero Patterns là một dự án của nhà thiết kế UI và họa sĩ minh họa Steve Schoger. Steve hiện cung cấp hơn 90 mẫu Pattern SVG để tải xuống miễn phí và cho phép bạn cài đặt độ mờ, màu sắc của tệp. 2. Patterninja Trang web tạo Pattern này cho phép bạn kết hợp hình ảnh từ thư viện miễn phí của họ hoặc sử dụng của riêng bạn. Các mẫu được sản xuất có thể được tải xuống ở độ phân giải cao và được sử dụng để in và dùng trên trang web. 3. SVG Backgrounds Trang web này có chứa khoảng 48 mẫu Pattern...
Đối với những người mới bước chân vào UI Design, bạn sẽ rất bỡ ngỡ về một số loại màn hình và tên gọi cũng như chức năng của chúng. Bài viết sau đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về các loại màn hình thường thấy khi thiết kế UI. Design: omaraqil 1. Splash screen Splash screen (hay còn gọi là màn hình khởi động) là màn hình đầu tiên bạn nhìn thấy khi bạn khởi chạy một ứng dụng di động. Về cơ bản, chúng được phát minh để che giấu quá trình tải dữ liệu mà phần mềm thực hiện trước khi sẵn sàng sử d, như với phần giới thiệu trò chơi trên máy tính. Một thiết kế màn hình Splash screen hoàn hảo thu hút sự quan tâm của người dùng với các hình ảnh minh họa ấn tượng, tiêu đề hấp dẫn. Chức năng phổ biến khác của splash screen là để tiếp...
Title (thường là văn bản tiêu đề hay là phần nội dung trọng tâm) là một Element cực kỳ quan trọng trong thiết kế, nó dẫn người xem chú ý vào nội dung trọng tâm hoặc của thiết kế. Văn bản tiêu đề thường đậm và lớn, nhưng làm thế nào để kết hợp với các Element khác trong thiết kế nhằm tạo ra sức hút? Áp dụng năm mẹo này cho các thiết kế của bạn để tạo ra các tiêu đề nổi bật, đẹp mắt và phản ánh phong cách thiết kế độc đáo của bạn. 1. Đặt ngay phần trung tâm để tạo ra tác động lớn nhất Không có gì làm nổi bật Title bằng cách đặt nó ngay trung tâm của hình ảnh! Lựa chọn kích thước phông chữ lớn và đặt nó ngay phần trung tâm là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu nhất khi bạn muốn gây chú ý thông điệp hay nhãn hiệu. Tuy...
Khi bạn đã hoàn thành các thiết kế UI trên Adobe XD, thông thường bạn có thể xuất ra các file ảnh để gửi đến khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế khác lại chọn cách xuất trực tiếp file XD sang dạng mã để có thể thử nghiệm trực tiếp trên các trình duyệt. Nghe đến các dòng mã chúng ta thường có cảm giác rất mơ hồ và hơi hướng về các nhà phát triển (developer). Thế nhưng với Plugin Anima việc xuất tệp từ Adobe XD sang các tệp mã hóa như HTML và CSS rất đơn giản, dường như chỉ với 1 click chột. Plugin Anima cho Adobe XD giúp bạn tạo các nguyên mẫu có độ trung thực cao cho các trang web, ứng dụng và Landing page ngoài ra nó tự động chuyển đổi file của Adobe XD thành mã HTML và CSS hoạt động. Anima cung cấp cho bạn các công cụ tạo...
Cũng giống như cá nhân bạn vậy, thương hiệu cũng cần những đặc tính độc nhất nhằm tôn lên giá trị cốt lõi của bản thân và tách biệt nó với phần còn lại của thị trường. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm “bộ nhận diện thương hiệu”, điều gì làm nên một bộ nhận diện tốt – độc – lạ? Bài viết dưới đây sẽ giải thích tất tần tật những thắc mắc của bạn về cách thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả. Brand Identity là gì? Brand Identity là các yếu tố liên quan tới thiết kế Logo, màu sắc, hình ảnh, icon, typo,… của một thương hiệu nhằm mục đích xác định và phân biệt thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Brand Identity là thành tố quan trọng...
Sự khác biệt giữa RGB và CMYK là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi các bạn học về màu sắc trong thiết kế. Trong bài đăng này, chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa chúng và tại sao điều quan trọng là phải biết nên sử dụng hệ màu nào khi thiết kế. CMYK là gì? CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau: C = Cyan (xanh) M = Magenta (hồng) Y = Yellow (vàng) K = Black (Đen) Nguyên lý làm việc chính của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới. Do đó thay vì thêm độ sáng để có...
Cá tính thương hiệu (khái niệm: Brand Personality) là các tính cách, đặc trưng của con người được gán cho thương hiệu, nhằm dễ dàng tạo ra mối liên kết với người tiêu dùng. Cá tính thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Personality. Cá tính thương hiệu là một tập hợp các đặc điểm của con người được gán cho một tên thương hiệu, để có thể tạo ra sự liên kết với người tiêu dùng. Một thương hiệu hiệu quả làm tăng tài sản thương hiệu của mình bằng cách tạo ra một nhóm các đặc điểm nhất quán mà được một phân khúc người tiêu dùng ưa thích. Cá tính thương hiệu là một giá trị định tính gia tăng một thương hiệu đạt được bên cạnh các lợi ích lí tính. Cá tính thương hiệu là một khuôn khổ giúp một công ty hoặc tổ chức định hình cách mọi người...
Back
Bên trên