Mẹo thiết kế bài đăng trên các trang mạng xã hội

Ngày nay, chúng ta có thể thấy mạng xã hội chiếm một phần lớn thời gian của rất nhiều người dùng. Mô hình của mạng xã hội luôn thu hút người dùng bởi thiết kế của nó luôn luôn thu hút sự tương tác khi chúng ta sử dụng nó. Mà bạn biết đấy, khi bạn thực hiện tương tác với bất cứ thứ gì, khả năng cao là bạn sẽ quay lại xem có ai tương tác lại với bạn không. Cho dù bạn thích hay ghét mạng xã hội thì bắt buộc bạn cần phải biết và hiểu về nó nếu làm trong ngành thiết kế đặc biệt là thiết kế truyền thông, marketing.

Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, thị trường ngày càng rộng hơn, vì vậy các thương hiệu cần phải gây được ấn tượng đến đối tượng khách hàng của họ. Vì vậy, hãy đi thẳng vào vấn đề và kiểm tra các mẹo thiết kế của chúng tôi khi tạo các bài đăng trên trang mạng xã hội.

1. Chiến lược

Trước khi định hình các bài đăng của bạn sẽ như trông thế nào, bạn nên suy nghĩ về chiến lược tiếp thị. Xác định vị trí, câu chuyện thương hiệu và mục đích của bạn. Tất cả nội dung truyền thông sẽ phản ánh chiến lược của bạn. Mọi hoạt động tiếp thị, như chiến dịch theo mùa, chiến dịch email, bài đăng trên mạng xã hội, v.v., nên phản ánh và phù hợp với chiến lược của bạn.

social-media.jpg


Cơ sở của chiến lược tiếp thị dựa trên 4 điểm chính :

Định vị trí lãnh đạo:


Hầu hết các thương hiệu sử dụng loại chiến lược / định vị này tự coi mình là số 1, là đầu tiên, là chất lượng nhất.

Định vị cạnh tranh:


Đây là chiến lược tham chiếu đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của thương hiệu.

Kiểu định vị này thường bao gồm tên của thương hiệu đối thủ cạnh tranh trong tuyên ngôn định vị của họ. Nếu không phải, cụm từ “so với các thương hiệu tương tự khác” sẽ hiển thị.

Ví dụ tuyệt vời về chiến lược định vị này là của Pepsi và Coca-cola.

Định vị chức năng mới:


Đề cập tới đặc tính/tính năng cách mạng mà sản phẩm có. Điều này ngụ ý, tất nhiên, không có thương hiệu tương tự nào khác có nó (ít nhất là chưa).

Định vị nhóm khách khàng cụ thể:


Đây là loại chiến lược hướng tới 1 nhóm khách hàng cụ thể. Chiến lược này hét to lên rằng sản phẩm không dành cho tất cả mọi người.

Mua một sản phẩm áp dụng loại chiến lược này, bạn thừa nhận rằng bạn là một phần của cộng đồng / nhóm người nhất định mà sản phẩm hướng tới.

Ví dụ như quảng cáo sữa tắm X-men không dành cho phụ nữ, chỉ dành cho “Đàn ông đích thực” mà thôi.


2. Chọn đúng kênh phân phối

Trước khi bạn quyết định một hoặc nhiều kênh truyền thông mà bạn phân phối, bạn nên tự hỏi mình một câu hỏi rất đơn giản. Khách hàng của bạn sử dụng những nền tảng chủ yếu nào? Hãy nghĩ về nó, nếu bạn có một đối tượng không sử dụng Instagram nhưng bạn vẫn cố phân phối trên kênh đó, điều đó chỉ lãng phí thời gian và công việc.

social-media-1.jpg


3. Bảng màu

Mỗi màu sắc mà bạn chọn sẽ mang lại một cảm xúc riêng cho khách hàng của bạn. Màu sắc và sắc thái tạo ra một cảm giác nhất định. Vì vậy, chọn một bảng màu phù hợp thương hiệu tổng thể và pha trộn chúng trong các kết hợp khác nhau.

Tìm hiểu thêm về: Ý nghĩa màu sắc

color_palette_scheme.png


Bên cạnh đó, thiết kế cần có sự tương phản để làm nổi bật các yếu tố chính và nội dung của bạn. Bạn có thể tham khảo một số bảng màu mà chúng tôi liên tục cập nhật tại chuyên mục: Bảng màu thiết kế.

asimetry_post.png


4. Yếu tố đồ họa

Các phần tử đồ hoạ trên ảnh như vật thể (shape), đường kẻ (Line), hình minh hoạ (Illutrations) v.v… là yếu tố thị giác quan trọng để tạo sự chú ý đối với khách hàng.

Sử dụng mũi tên hoặc vẽ nút dạng chữ nhật để tạo nút kêu-gọi-hành-động, làm nổi bật những thông tin quan trọng nhất. Hãy xem xét ví dụ dưới đây:

social-md.jpg


5. Cá tính riêng


Mỗi thương hiệu đều cần có cá tính riêng để phân biệt với những thương hiệu khác.

Một thương hiệu không có cá tính sẽ không bao giờ xây dựng được nhận diện thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng.

Trang bán hàng (hoặc thương hiệu) chính thức trên mạng xã hội của bạn phải có cá tính. Cá tính này được phản ánh bởi tất cả các thành phần nhận diện thương hiệu của MXH như: Thiết kế, loại bài đăng, tần suất, mô tả,hashtag, màu sắc, v.v.

starbucks_profile_coherence.png


6. Làm chủ nội dung


Việc lựa chọn phông chữ phù hợp và tối giản hóa văn bản bản là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng một thiết kế bài đăng trên mạng xã hội. Trong bản cập nhật mới của Facebook họ đã cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng văn bản không chiếm quá 20% nội dung sẽ cho một kết quả tốt hơn, điều đó có nghĩa là nội dung càng ngắn càng độc đáo thì khả năng tương tác sẽ càng cao hơn.

7. Sử dụng minh họa

Nói về tính cách thương hiệu, nội dung cũng cần phản ánh tính cách thương hiệu của bạn. Có một số yếu tố hình ảnh nhất định có thể làm cho nội dung của bạn rõ ràng hơn. Việc sử dụng các hình ảnh minh họa là một trong những yếu tố cần thiết.

minh-hoa.png


8. Định dạng

Mạng xã hội đang hỗ trợ ngày càng nhiều các định dạng hình ảnh vì tính chất phức tạp của hiệu ứng hình ảnh ngày nay.

Mạng xã hội không chỉ hỗ trợ định dạng hình điển như JPG, JPEG & PNG, mà còn cho phép các định dạng như MP4 & GIF v.v…

Hãy suy nghĩ về việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mới, chẳng hạn như đăng GIF thay vì ảnh tĩnh hoặc đăng một video làm ảnh bìa facebook.

9. Phương pháp chạy A/B Test

Trước khi bạn xác định phong cách thiết kế trên xã hội của bạn là gì, bạn cần phải thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau và xem những gì phù hợp nhất.

Chạy thử những thiết kế riêng biệt, kết hợp màu sắc, khái niệm và phương pháp thực hiện cho đến khi bạn tìm được những gì phù họp nhất thông qua phản ứng của khách hàng.

Tham khảo: bannersnack và lambanner
 

Đính kèm

  • social-media-design-tips.png
    social-media-design-tips.png
    140.3 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên