Thật tiếc nếu bạn không biết đến những kinh nghiệm mở quán cafe đồ uống này!

Lighthouse Creative

Thành viên
Có thể nói từ trước tới nay, hiện tại là thời gian xu hướng kinh doanh F&B nói chung có sự phát triển mạnh mẽ nhất dù cho bất chấp thời kì suy thoái kinh tế trên toàn thế giới đang dần bước vào giai đoạn nghiêm trọng nhất. Có thể dễ dàng thấy được điều này khi số lượng quán cafe và nhà hàng tăng đột biến trên khắp các vùng miền không phân biệt địa lý chưa kể tới những tích hợp “bếp trên mây” – xu hướng kinh doanh hiện đại nhất hiện nay. Đồng nghĩa với việc đó chắc chắn sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các thương hiệu F&B trở nên khó nhằn hơn bao giờ hết, mức độ đào thải thất bại cũng là vấn đề nơm nớp với mỗi người chủ quán. Để vững chắc hơn trên con đường kinh doanh của mình chủ quán đừng nên bỏ qua những kinh nghiệm mở quán cafe đồ uống trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

kinh-nghiem-mo-quan-cafe-do-uong-714x400.jpg

kinh nghiệm mở quán cafe đồ uống​
Hiện trạng thị trường kinh doanh F&B tại Việt Nam năm 2022
Tổng quan thị trường F&B năm 2022
Theo báo cáo vừa công bố của IPOS “Báo cáo thị trường Kinh doanh F&B” tại Việt Nam năm 2022″, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng/ café. Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai. Quy mô doanh thu ngành F&B 2022 ước tính đạt gần 610 nghìn tỷ, trong đó, 333.69 nghìn tỷ đồng đến từ thị trường ăn ngoài.

Trong gần 3.000 nhà hàng/café được khảo sát, có tới 46,5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa bán hàng trực tuyến. Tuy vậy, 82,8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, và ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu,…

Với gần 4.000 thực khách phỏng vấn, hai tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn quán ăn ngoài là: đồ ăn/uống ngon và giá cả. Trong đó, 40.000 – 70.000 VND là chi phí người Việt thường dành để “đi café”, và họ sẵn sàng chi tiêu mạnh tay tới 500.000 VND cho các dịp ăn uống đặc biệt. Bất ngờ hơn, 77,16% thực khách giữ nguyên chi tiêu, thậm chí tăng mức chi tiêu cho ẩm thực trong năm 2023. Điều này cho thấy, mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, thực khách phần lớn vẫn muốn dành nhiều chi tiêu cho trải nghiệm ẩm thực.

kinh-nghiem-mo-quan-cafe-do-uong1-714x400.jpg

Xu hướng kinh doanh F&B​
Dự báo xu hướng ngành F&B năm 2023
2023 khả năng trở thành cuộc chiến dành thị phần giữa các chuỗi lớn khi các chủ đầu tư nhỏ lẻ thận trọng. Theo đó, quý 4 năm 2022 chứng kiến sự chững lại của ngành F&B so với cùng kỳ nhiều năm trước. Đây được coi là sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, dự kiến sẽ tiếp diễn trong năm 2023. Tuy nhiên với các thương hiệu lớn, bằng nguồn vốn tích lũy của mình, đang tranh thủ thời cuộc để chiếm lĩnh thị phần. Thị trường sẽ đón nhận nhiều biến số thú vị, vì còn có sự góp mặt của nhiều tên tuổi mới đang tạo nên nhiều tiếng vang, như Phê La, Katinat Saigon Kafe,…Bán hàng trực tuyến sẽ chỉ phù hợp để khai thác trong thời gian thấp điểm, chứ không còn là hướng đi an toàn cho mô hình kinh doanh thuần trực tuyến như trước.

Kinh nghiệm mở quán cafe đồ uống mang lại thành công
Xem thêm...
 
Back
Bên trên