Kích thước tem nhãn và cách lựa chọn phù hợp

DesignerPlus

Moderator
Tem nhãn, logo là một trong những phần quan trọng nhất để khách hàng nhận diện thương hiệu và sản phẩm, từ đó cũng cố lòng tìn và gây dựng thương hiệu của bạn với khách hàng. Bất kỳ một mặt hàng nào cũng cần có tem nhãn sản phẩm. Hơn 90% lượng khách hàng tìm hiểu sản phẩm là do bị thu hút bởi sự ấn tượng của từ bao bì. Kích thước tem cũng là 1 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của sản phẩm.

vo-san-pha.jpg

Design: Camilo Valencia

Hiện nay kích thước của tem khá đa dạng, tùy thuộc vào từng kích thước, hình dạng sản phẩm. Cách lựa chọn, ước lượng và thiết kế theo mức kích thước nào là chuẩn nhất?

Lựa chọn kích thước tem sản phẩm

1. Tem nhãn decal

Tem được in bằng giấy hoặc nhựa được phủ thêm 1 lớp bóng bên ngoài nhằm tăng sức hút. Tem có sẵn chất liệu dính nên sau khi in có thể bóc ra và dán lên sản phẩm. Loại nhãn này có ứng dụng rộng rãi và phổ biến nên được nhiều người sản xuất lựa chọn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà nhãn có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau

Tem quần áo


image.png

Thông thường được chia làm các cỡ: 50×40, 50×30, 60×40 mm. Với kích thước lớn chứa được lượng thông tin nhiều hơn. Bao gồm cả tên sản phẩm dài, tên thương hiệu mà không làm mất dòng hay chèn lên thông tin khác.

Tem nhãn hàng tiêu dùng


– Bao gồm nhãn đồ ăn, đồ uống, mỹ phẩm, đồ gia dụng, công cụ dụng cụ gia đình,…- Thường đa dạng màu sắc và kích thước sản phẩm khác nhau như: 2cm x 3cm, 3cm x 4,5cm, 4cm x 6cm, 5cm x 8cm,…Loại máy có thể in được các loại nhãn này khá nhiều. Thường thì người ta sử dụng máy in phun để tạo được nhiều màu sắc cho nhãn hơn như các máy in Epson TM 3500, Bixilon, Zebra, epson CL150NC, Brother DCP-T510W… Cho tốc độ in nhanh, màu sắc hài hòa và phù hợp với tính chất quảng bá sản phẩm

2. Tem bảo hành, tem niêm phong

image-1.png


Tem bảo hành, tem niêm phong là các loại tem nhỏ thường được dán sau các thiết bị điện tử, linh kiện điện tử, máy tính,…. Loại tem này có kích thước nhỏ gọn thường rất khó bóc và dễ rách. Mục đích của tem là bảo vệ sản phẩm chính hãng tránh các sản phẩm hàng nhái hàng giảTem cũng có quy định về kích thước chuẩn mà người làm tem cần phải chú ý như sau:- Tem hình chữ nhật: 1x 1.5, 1x 2, 1x 2,5, 1x 3, 1,5 x , 2×4 cm- Tem hình tròn với d: 0,8; 1; 1,5; 2; 2,2cm- Tem hình elip: 0,8 x 1,3; 1 x 1,5; 1 x 2 và 1,2 x 1,8 cm
Các loại máy cỡ nhỏ, cầm tay có thể in được các loại tem này. Tuy nhiên nhãn thường được thiết kế nhiều màu sắc do vậy nên dùng máy in phun màu. Sử dụng decal cuộn hoặc decal tờ chia khung sẵn rất tiện để in. Các loại máy in chuyên dụng đáp ứng được nhu cầu này là Epson CL150NC, Brother DCP-T510W, canon,….

Quy tắc lựa chọn kích thước tem phụ – tem sản phẩm


Để lựa chọn kích thước phù hợp cần tuân thủ các vị trí dán tem lên sản phẩm như sau:- Vị trí dán/đóng/may của tem nhãn phải cân xứng trên bì/chai/hộp sản phẩm- Được dán ở mặt trước (tem chính), mặt sau (tem phụ)- Tem nhãn thường dán trên và trước mặt hộp/chai/lọ sản phẩm
Hình dạng và kích thước sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được kích thước của tem. Sản phẩm nhỏ thì tem nhỏ, sản phẩm lớn thì tem lớn, sản phẩm hình tròn tem được dán hình tròn,….
Nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu cũng như lựa chọn đúng máy, kích cỡ nhãn thì công việc còn lại vô cùng đơn giản. Hơn nữa, tránh được việc chỉnh sửa, thay đổi thiết kế nhiều lần. Tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính chuyên nghiệp hơn.
 

Đính kèm

  • vo-san-pha.jpg
    vo-san-pha.jpg
    193.8 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên