Hướng dẫn thiết kế bao bì đẹp mắt

Một trong những yếu tố quyết định liệu sản phẩm có được người tiêu dùng đón nhận hay không chính là bởi thiết kế bao bì, tem nhãn của sản phẩm đó. Dù đó có đơn giản là vỏ một hộp bánh, hoặc là vỏ lon bia, chai nước hàng ngày bạn vẫn mua ngoài siêu thị, tất cả đều đã được nghiên cứu và thẩm định kỹ lượng bởi các nhãn hàng thương hiệu trước khi đem đi sản xuất hàng loạt.

Vậy thiết kế bao bì là gì? Cũng giống như mọi ấn phẩm thiết kế khác, bao bì kể câu chuyện về sản phẩm mà nó đại diện. Nó còn là những trải nghiệm thuộc về giác quan khi bạn có thể nhìn, cầm, nghe, thậm chí là ngửi và nếm các bao bì sản phẩm. Tất cả những chi tiết nhỏ nhặt được thể hiện trên bao bì giúp người xem hiểu rõ thêm về sản phẩm, cách sử dụng chúng, đối tượng sử dụng là ai, và quan trọng nhất, liệu có nên mua chúng hay không.

Ở trong bài viết “Hướng Dẫn Thiết Kế Bao Bì Đẹp” này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách để khiến bao bì sản phẩm của bạn có thể kể được câu chuyện thương hiệu mong muốn.

Trước khi bắt tay vào thiết kế bao bì sản phẩm

Có 3 câu hỏi quan trọng cần phải trả lời trước khi bắt tay vào thiết kế bao bì cho sản phẩm:
  • Sản phẩm của bạn là gì?
  • Ai là đối tượng mua hàng?
  • Khách hàng mua sản phẩm của bạn như thế nào?
1. Sản phẩm của bạn là gì?

Câu hỏi đơn giản nhất đúng không? Bạn đang bán sản phẩm gì? To nhỏ ra sao? Được làm bằng chất liệu gì? Nó có tinh xảo hay không?

san-pham-bao-bi-cua-ban-la-gi.jpg

Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định loại hình vận chuyển cần thiết cho sản phẩm của mình. Ví dụ như, các sản phẩm tinh xảo, dễ vỡ sẽ phải cần phương pháp vận chuyển yêu cầu độ an toàn cao hơn, đồng thời những sản phẩm lớn với kích thước lạ lùng thì lại cần các bao bì phù hợp nhất định.

2. Ai là đối tượng mua hàng?

Sản phẩm của bạn được sử dụng bởi nam giới, nữ giới hay cả hai? Người lớn hay trẻ nhỏ? Đối tượng khách hàng chính có quan tâm tới vấn đề môi trường hay không? Thu nhập của họ cao, trung bình hay thấp?

Thiết kế bao bì sản phẩm bắt buộc phải thu hút tệp khách hàng tiềm năng nhất của chúng, do đó xác định được ai sẽ là khách hàng của bạn là việc quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế. Những sản phẩm cho người già có lẽ phải cần những đoạn chữ lớn. Thêm vào đó, những người có thu nhập cao thì lại yêu cầu sản phẩm phải có độ tinh tế, sang trọng nhất định mới quyết định mua hàng.

3. Khách hàng mua sản phẩm của bạn như thế nào?
Khách hàng mua sắm sản phẩm của bạn trong siêu thị? Trong cửa hàng? Hay online?

Bạn chắc chắn sẽ có những suy nghĩ khác nhau về thiết kế bao bì của mình nếu chúng được bán qua online hoặc bày tại cửa hàng.

Sau khi đã trả lời được hết 3 câu hỏi, việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là.

Thu thập thông tin

Yêu cầu về thương hiệu


Sản phẩm thường sẽ là đại diện cho hình ảnh của thương hiệu. Nếu như bao bì của bạn phải thể hiện được một số đặc tính cần thiết, hãy đảm bảo rằng bạn đã thu thập đầy đủ các thông tin trước khi bắt đầu:
  • Màu sắc
  • Fonts chữ
  • Logo
Nội dung thể hiện trên bao bì

Bạn cũng cần xác định trước các thông tin cần thể hiện trên thiết kế bao bì. Tùy thuộc vào ngành và sản phẩm kinh doanh, sẽ có những thông tin mà bạn bắt buộc phải đưa lên:

Nội dung sản phẩm

Bao gồm toàn bộ tên sản phẩm đến miêu tả sản phẩm hoặc những từ kêu gọi hành động mua hàng.

Hình ảnh

Hình ảnh tốt có giá trị bằng ngàn lời nói

Các ký hiệu, biểu tượng

Phụ thuộc vào sản phẩm/ ngành nghề, bạn sẽ phải thêm vào các đoạn barcode, thông tin dinh dưỡng, biểu tượng hợp pháp,…

noi-dung-the-hien-tren-bao-bi.jpg

Các thông tin khác

Một số sản phẩm như thức ăn hay mỹ phẩm sẽ có những thông tin thêm như hạn sử dụng hay số lượng lô hàng.

Phong cách thiết kế

Nghiên cứu trước một số phong cách trước khi bắt tay vào thiết kế bao bì là một ý tưởng không hề tồi. Thu thập những mẫu bao bì sản phẩm bạn thích, chụp hình lại khi bạn tới những cửa hàng, siêu thị, sau đó đem về tham khảo ý tưởng.

Nhưng hãy nhớ rằng, có thể việc bạn yêu thích màu sắc này, hoặc kiểu font chữ này, nhưng chưa chắc khách hàng mục tiêu của bạn đã thích, mà ở đây bạn lại mong muốn bán sản phẩm của mình cho khách hàng. Do đó hãy đứng trên con mắt và thẩm mỹ của nhiều người để quyết định lựa chọn phong cách thiết kế bao bì sản phẩm của mình.

Điều cần cân nhắc khác đó chính là chất liệu cho bao bì trước khi bắt tay vào thiết kế.

Ngân sách

Tùy thuộc vào từng chất liệu, kích thước mà giá thành của mỗi bao bì sản phẩm sẽ khác nhau.
Hãy tham khảo từ 5-10 đơn vị chuyên in ấn bao bì để biết được mức giá tốt nhất cho mình nhé.

Quy trình thiết kế bao bì trong 7 bước

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin, giờ là lúc cho phần thu vị nhất: Quy trình thiết kế bao bì! Những quyết định trong mỗi bước giúp đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách bạn kể câu chuyện thương hiệu của mình tới khách hàng.

1. Thấu hiểu các lớp bao bì

Có 3 lớp bao bì sản phẩm: lớp ngoài, lớp trong, và lớp sản phẩm. Sản phẩm của bạn có thể cần 1 hoặc cả 3 lớp.

thau-hieu-cac-lop-bao-bi-1.jpg
thau-hieu-cac-lop-bao-bi-2.jpg

Lớp bao bì ngoài sẽ là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy. Nó bảo vệ, ngăn sách sản phẩm của bạn với bên ngoài. Nó có thể bao gồm cái hộp mà bạn dùng để vận chuyện hoặc túi đựng đồ bạn đặt sản phẩm bên trong tại cửa hàng.

lop-bao-bi-ngoai.jpg

Lớp bao bì bên trong là thứ giữ an toàn cho sản phẩm sau lớp ngoài.

Lớp sản phẩm là thứ hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới khi nhắc đến sản phẩm: chiếc hộp đựng đồ chơi, vỏ chai với nhãn mác, vỏ giấy bọc thanh kẹo,..

Mỗi một lớp trên bao bì là cơ hội để bạn truyền tải câu chuyện thương hiệu của mình.

lop-bao-bi-ben-trong-1.jpg
lop-bao-bi-ben-trong-2.jpg
lop-bao-bi-ben-trong-3.jpg

2. Lựa chọn kiểu bao bì

Có rất nhiều các kiểu thiết kế bao bì khác nhau cho sản phẩm của bạn:

lua-chon-kieu-bao-bi.jpg

Hộp, túi, chai, thùng, bình, lọ, túi giấy, hộp gỗ,…. Hoặc bất cứ thể loại, chất liệu gì giúp bạn trở nên khác biệt với đối thủ, phù hợp với đặc tính thương hiệu, phù hợp với người sử dụng là khách hàng mục tiêu, tối ưu được chi phí sản xuất,.. là bạn có thể sử dụng cho thiết kế bao bì của mình.

3. In bao bì sản phẩm

In bao bì sản phẩm
cũng là công việc bạn phải tính trước khi bắt tay vào thiết kế. Việc thảo luận trước với nhà in sẽ giúp bạn đảm bảo được yếu tố giá cả và chất lượng của sản phẩm sau khi sản xuất hàng loạt. Bạn sẽ không muốn những bao bì khi được in ra khác hoàn toàn so với thiết kế trên máy tính của mình đâu.

khuon-mau-in-an-bao-bi.jpg

1. Khuôn, mẫu Nếu như bạn lựa chọn kích cỡ hộp hoặc nhãn để sản xuất hàng loạt, hãy đảm bảo rằng bạn đã có khuôn, mẫu chuẩn để tránh việc thiết kế không phù hợp
2. Yêu cầu định dạng file Nhà in sẽ cần file vector thiết kế. (thường định dạng đuôi sẽ là .ai .psd hoặc file pdf hay eps).
3. Lựa chọn màu sắc Một số máy in hỗ trợ đầy đủ tất cả các màu, nhưng một số thì không. Hãy đảm bảo rằng màu sắc của sản phẩm sau khi in hoàn toàn không bị thay đổi nhé.
4. Digital và in offset Nhà in sử dụng loại nào? Nếu họ in offset, số lượng tối thiểu là bao nhiêu? Chi phí theo số lượng thế nào?

4. Sắp xếp cấu trúc thông tin

Hãy quay trở lại với 3 câu hỏi trên, đặc biệt về việc ai là người sẽ mua sản phẩm của bạn, và cách họ tìm thấy chúng. Bạn sẽ sử dụng câu trả lời này để sắp xếp cấu trúc thông tin thể hiện trên bao bì.

sap-xep-cau-truc-thong-tin.jpg

Bạn có thể có những bức ảnh tuyệt vời về sản phẩm, những phản hồi tích cực từ khách hàng, câu tagline đúng điệu mô tả về bạn, và cả những thiết kế cách sử dụng sản phẩm vô cùng ấn tượng. Thế nhưng khi người mua hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn trên giá treo, họ có lẽ chỉ nhớ duy nhất được một thứ. Và thứ đó là gì thì tùy bạn chọn.

Lựa chọn thứ quan trọng nhất mà bạn muốn khách hàng của mình biết về sản phẩm, và nó phải là trung tâm, là thứ chính trong thiết kế bao bì.

5. Đánh giá thiết kế tem nhãn

Sau khi đã triển khai một vài ý tưởng thiết kế tem nhãn, giờ là lúc bạn cần đánh giá lại chúng. Bạn cần phải tự hỏi mình:

1. Khách hàng có dễ dàng hiểu được sản phẩm của bạn là gì không?

danh-gia-thiet-ke-bao-bi.jpg

Đặt mình vào vị trí người mua, bạn cũng chỉ đồng ý trả tiền cho những thứ bạn hiểu, chứ không phải những thứ bạn còn mơ hồ.
Hãy đảm bảo rằng thiết kế bao bì của bạn không gây nhầm lẫn sang các sản phẩm khác.

2. Bao bì sản phẩm này khi nhìn ở cửa hàng sẽ như thế nào?

bao-bi-nay-nhin-o-cua-hang-se-nhu-the-nao.jpg

Khi đặt trên kệ, sản phẩm của bạn có bị khuất không? Có dễ nhìn thấy và nhận ra không? Khi đặt cạnh các sản phẩm của đối thủ trông thế nào?

6. Thu thập feedback về tem nhãn của sản phẩm

Trước khi quyết định lựa chọn thiết kế bao bì này, hãy đảm bảo rằng bạn đã gửi chúng cho một số khách hàng cũ, và cả những người chưa từng sử dụng sản phẩm của bạn để thu thập ý kiến và đánh giá của họ.

Điều này sẽ giúp bạn xác định được liệu thiết kế của mình có thể truyền tải đúng những nội dung, câu chuyện và thông điệp hay không. Nếu không, hãy quay về và sửa lại trước khi đi in ấn hàng loạt

7. Định dạng file thiết kế bao bì

Bạn đã quyết định xong thiết kế bao bì của mình! Giờ chỉ còn bước cuối cùng là kiểm tra lại định dạng file chuẩn mà thôi:

Định dạng file vector: Bao gồm các đuôi file như .ai .pdf hoặc .eps

Mã màu. Hãy lựa chọn đúng mã màu Pantone hoặc CMYK phù hợp với in ấn thay vì RGB thể hiện trên màn hình

8 Mẹo thiết kế bao bì đẹp

Bạn đã phát triển là một dòng sản phẩm sáng tạo và rất ngóng lòng giới thiệu chúng tới khách hàng, thế nhưng trên thị trường luôn luôn tồn tại những đối thủ vô cùng sừng sỏ. Cứ một sản phẩm mới tham gia vào thị trường sẽ khiến mỗi nhà bán lẻ chịu nhiều áp lực trong việc xây thêm các kệ để đồ và ép buộc các thương hiệu phải cạnh tranh trực tiếp với nhau bằng cách sắp xếp các sản phẩm theo khu.

Dưới đây là 8 mẹo thiết kế bao bì thành công, giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng thiết kế mới

#1: Giữ sự đơn giản trong thiết kế

Gần đây, xu hướng thiết kế bao bì tối giản khá được ưa chuộng trong giới design. Khách hàng nhiều năm trước đã bị nhồi nhét quá nhiều các thông tin hình ảnh ở từng điểm trong quy trình mua hàng, nhiều tới nỗi họ chẳng thể nhớ được bất cứ chi tiết gì.

thiet-ke-bao-bi-cua-zen-tea.jpg

Bao bì của Zen Tea sạch sẽ và tối giản. 3 đặc điểm của loại trà được phân biệt bằng ba màu sắc khác nhau: hồng, vàng, và xanh lá cây đặt trên một màu nền ghi. Thiết kế nhìn tổng quan đem lại cảm giác tối giản, nhưng không quá sơ sài.

#2: Tư duy sáng tạo trong thiết kế tem nhãn

Aqua Rose là một loại dung dịch nước khoáng chiết xuất từ hoa hồng, giúp cải thiện da và một số lợi ích khác. Để phù hợp với các đặc điểm của sản phẩm cũng như đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu, công ty đã quyết định chọn lựa thiết kế 3D cho sản phẩm của họ, biến từ một chiếc bình thông thường thành một sản phẩm vô cùng ấn tượng.

thiet-ke-bao-bi-cua-aqua-rose.jpg

Các đường nét trên bình gợi ta cho những cánh hoa hồng, nhưng đồng thời cũng giúp khách hàng cầm nắm một cách dễ dàng hơn. Bằng việc thêm một số chi tiết lên phần trên cũng giúp cho cân bằng độ nặng của sản phẩm.

#3: Giữ sự bí ẩn của bao bì (đừng vội khoe hết vẻ đẹp)

Superfly là một loại cocktail không cồn của Firefly, nhà sản xuất của các loại nước ép chiết xuất từ thực vật. Công ty quyết định lựa chọn một thiết kế khá ấn tượng với sự kết hợp gợi tả chính xác đặc tính của thương hiệu.

thiet-ke-bao-bi-cua-superfly.jpg

Kết quả là? Thiết kế bao bì này đem lại cảm giác thu hút hoàn toàn mới lạ. Hầu hết các loại nước ép hoa quả khác đều sử dụng hình ảnh hoặc icon của hoa quả trên thiết kế, chính vì vậy trông chúng sẽ khá giống nhau. Nhưng khi nhìn vào thiết kế của Superfly, bạn sẽ cảm tưởng đang đắm chìm vào một tác phẩm nghệ thuật vậy. Thêm một điểm độc đáo nữa là bao bì này hoàn toàn không có logo ở ngoài, tạo một sự tò mò nhất định cho khách hàng khi không biết đơn vị nào sản xuất.

#4: Suy nghĩ về tính trường tồn của bao bì sản phẩm.

“Ethical is Beautiful” là doanh nghiệp về mỹ phẩm chuyên buôn bán xà phòng và các sản phẩm hương liệu trong phòng tắm khác. Tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc hợp lý, và hàng tháng công ty đều đóng góp 10% lợi nhuận cho việc giải cứu và phục hồi loài đười ươi.

thiet-ke-bao-bi-cua-monsoon.jpg

Thiết kế một kiểu dáng nhãn mác đẹp là một cách thông minh để có được một bao bì sản phẩm tốt. Các công ty về làm đẹp với đa dạng sản phẩm thường sẽ phân biệt ở kích cỡ và hình khối.

#5: Cung cấp giá trị cho khách hàng

Sassafras là công ty chuyên thiết kế các sản phẩm gia dùng cho mẹ và bé. Mục tiêu là để các bà mẹ có thể thoải mái làm ra những chiếc bánh pizza ngon lành trong khi lũ trẻ thì được vui đùa. Đó là lý do Sassafras cố gắng lồng ghép ý tưởng này thông qua thiết kế bao bì.

thiet-ke-bao-bi-cua-sassafras.jpg

Thiết kế này đem lại 2 lợi ích: trong khi các bà mẹ bận bịu trong việc làm bánh, thì vỏ bao bì có thể mở ra và cắt thành mặt nạ các loài động vật – con lừa, ngựa vằn, khỉ hay hà mã. Thiết kế bao bì cũng đồng thời làm từ nguyên liệu 100% có thể tái chế, thân thiện với môi trường.

#6: Bền vững và khác biệt hóa bao bì

Truth Coffee là một chuỗi thương hiệu cà phê cao cấp ở Cape Town, Nam Phi. Thương hiệu này đã từng được tờ Daily Telegraph bình chọn là một trong những cửa hàng cà phê ngon nhất thế giới. Thế nhưng cũng giống như nhiều cửa hàng cà phê khác, các loại cốc dùng một lần của họ đã đóng góp vào việc biến trái đất trở thành một bãi rác khổng lồ.

Mỗi ngày, ước tính có hàng triệu cốc cà phê bị ném đi và vĩnh viễn không thể phân hủy. Một agency của Nam Phi là Native VML đã cùng với Truth Coffee đưa ra một giải pháp: Không lãng phí vỏ cốc cà phê.

thiet-ke-bao-bi-cua-truth-coffee.jpg

Vỏ cốc này là sự kết hợp của các hạt mầm cây mà có thể phát triển thành cây xanh. Vài động tác đơn giản là bạn đã có thể tái chế được một vỏ cốc cà phê cho vườn cây nhà mình rồi, vô cùng sáng tạo đúng không?

#7: Xây dựng câu chuyện xoay quanh bao bì sản phẩm

Gather Premium Pet Food cung cấp các thực phẩm hữu cơ cho vật nuôi. Công ty tự hào nhập được các sản phảm từ một vài đại lý lớn, đồng thời mong muốn có những thiết kế bao bì thể hiện được giá trị họ đem lại.

thiet-ke-bao-bi-cua-gather.jpg

Sử dụng các hình vẽ minh họa, designers đã xây dựng được cả một câu truyện thương hiệu từ quá trình ban đầu hình thành sản phẩm đến khi nằm trong bát thức ăn của chó hay mèo. Hình vẽ này trải dài từ mặt trước ra tới mặt sao của bao bì, khiến người xem không khỏi lật đi lật lại sản phẩm.

#8: Chọn màu sắc nổi bật cho tem nhãn sản phẩm

Quality Candy Company là công ty cung cấp các loại kẹo tốt cho sức khỏe chiết xuất từ các loại hoa quả và rau củ.

thiet-ke-bao-bi-cua-quality-candy-company.jpg

Để hỗ trợ cho đa dạng các loại hương vị, thương hiệu cần một thiết kế bao bì nổi bật và bắt mắt, thu hút được trẻ em. Họ đã chọn một thiết kế với đa dạng các dải màu nổi bật, gợi tả sự vui tươi và làm hài lòng các bậc phụ huynh. Nó truyền tải được thông điệp: chiếc kẹo này rất ngon và được làm từ các chất có lợi cho sức khỏe.

Nguồn: Uplevo
 

Đính kèm

  • vo-hop.jpg
    vo-hop.jpg
    91.2 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên