Tham khảo Tranh đông hồ di sản văn hóa của người Bắc Ninh

Lighthouse Creative

Thành viên
Bắc Ninh nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, trong đó phải kể tới tranh Đông Hồ. Không chỉ người dân Bắc Ninh, tranh Đông Hồ đã trải qua bao đời học sinh, trong những trang sách. Nhưng có mấy ai hiểu rõ về tranh Đông Hồ và giá trị mà tranh mang lại. Ngày nay làng nghề tranh Đông Hồ còn được lưu truyền chăng hay đã mai một đi? Làm sao để bảo tồn di sản văn hóa này khi cuộc sống đã phát triển, những thứ cũ kĩ sẽ bị bỏ đi?
1.Nguồn gốc ra đời của tranh Đông Hồ
Nguồn gốc
Năm những năm 1945, tại làng Đông Hồ,thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, người dân cả làng ấy sáng tạo, phát triển và thành làng nghề. Không có một câu chuyện rõ ràng cho nguồn gốc của tranh Đông Hồ. Vào năm 2013, nghề tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, đến năm 2017, nghề tranh Đông Hồ được lập hồ sơ quốc gia để trình lên UNESCO đưa vào danh sách các di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Trải qua thăng trầm của thời gian đến nay làng nghề tranh Đông Hồ chỉ còn 2 gia đình nghệ nhân làm tranh. Đó là nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế. Các nghệ nhân cùng con cháu đã bảo tồn được hơn 1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.

Cách tạo nên tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Tranh được làm nên bằng cách sử dụng những mảnh gỗ và vẽ màu lên. Để tạo ra được một bức tranh Đông Hồ đòi hỏi các nghệ nhân sự tỉ mỉ và kiên trì. Bắt đầu từ việc sáng tác mẫu. Cẩn thận từng nét vẽ, khắc lên gỗ.
Tranh-Dong-Ho-di-san-van-hoa-cua-nguoi-Bac-Ninh-03-762x400.jpg

Ba bước tạo nên tranh Đông Hồ độc đáo​
Tiếp theo làm giấy vẽ tranh đông hồ. Giấy Điệp làm tranh Đông Hồ được người nghệ nhân làm tranh quét hồ điệp bằng chổi Thông. Chổi làm bằng lá thông phơi héo vừa phải, một đầu buộc túm lại, ở giữa được nẹp bằng hai thanh tre cho đầu kia tòe ra.Vì sao gọi là giấy điệp? Bởi vì nó được tạo nên từ vỏ con điệp. Vỏ điệp sau khi đã nghiền nát sẽ được trộn với các loại bột, gồm bột gạo nếp, gạo tẻ hoặc bột sắn, tạo nên hỗn hợp hồ. Nhờ hỗn hợp sẽ tạo nên loại giấy trắng sáng , lấp lánh khi để ngoài ánh sáng.
Điều riêng biệt, làm nên thương hiệu tranh đông hồ đó chính là màu tranh. Màu tranh vẽ tranh đông hồ được lấy hoàn toàn từ tự nhiên không pha màu. Có 4 màu cơ bản là màu xanh lấy từ lá chàm hoặc gỉ đồng, màu đen lấy từ than lá che, màu vàng lấy từ hoa hòe và màu đỏ lấy từ gỗ vang , sỏi son … . Tùy vào sở thích và độ đậm của tranh người nghệ nhân sẽ tô đậm để làm nổi bật hoặc làm nhạt các chi tiết trong tranh Đông Hồ. Khi tô màu sẽ tô theo từng mảng màu khác nhau. Vì thế mà bức tranh có bao nhiêu màu thì sẽ bấy nhiêu bản khắc gỗ.
Được lấy hoàn toàn từ thiên nhiên nên màu sơn vẽ của tranh đông hồ tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, không nhầm lẫn với bất kỳ tranh nào khác . Đến nay tranh Đông Hồ vẫn được lưu giữ, phát triển và công nhận là nét văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
2. Ý nghĩa tranh Đông Hồ
Xem thêm...
 
Back
Bên trên