Tâm lý và sự sáng tạo trong thiết tế

Tâm lý và sáng tạo trong thiết kế luôn là một đề tài hấp dẫn và thu hút trong nhiều năm trở lại đây. Từ khi các nhà tâm lý học và thần kinh học bắt đầu khám phá điều gì làm nên một con người, điều làm họ ngạc nhiên nhất, làm chúng ta khác biệt, chính là sức sáng tạo đầy tuyệt diệu.

Những nghiên cứu về hành vi sáng tạo đã thực sự bùng nổ trong một vài thập kỉ qua. Mỗi năm, có hàng trăm các công trình liên quan đến sự sáng tạo được xuất bản, từ cách làm việc nhóm sáng tạo, đến cách những hành vi giết chết sáng tạo.

Dưới đây là 5 câu hỏi lớn nhất về sự sáng tạo, và bạn biết đấy, sự sáng tạo trong thiết kế là điều đặc biệt quan trọng. Đừng quên xem qua infographic dưới đây nhé.

infographic-tam-ly-sang-tao-trong-thiet-ke.jpg

1. Tư duy sáng tạo có học được hay không?

Một trong những điều bí ẩn nhất về sáng tạo là liệu bản thân mỗi người trong chúng ta có tồn tại hay không tồn tại nó.

Không.

Ai cũng có khả năng tư duy sáng tạo, và ai cũng có thể khai thác sự sáng tạo của mình qua thời gian.

Tất cả những gì bạn cần làm là sống một cuộc sống luôn cố gắng vượt qua những trở ngại hay khó khăn bằng giải pháp sáng tạo tuyệt vời. Đưa ra các chiến lược thực thi hàng ngày, bạn sẽ học cách xen kẽ sự sáng tạo của mình trong từng cách giải quyết, kể cả đó là sáng tạo trong thiết kế.

tu-duy-sang-tao-co-hoc-duoc-hay-khong.jpg

Suy nghĩ sáng tạo khác biệt

Khi các nghiên cứu về con người trong các lĩnh vực sáng tạo, một trong những điểm chính đáng lưu ý là những người đó thật sự rất giỏi trong việc tái định nghĩa các vấn đề trước khi bắt tay vào thiết kế. Những sinh viên chuyên ngành mỹ thuật, được đánh giá có sự sáng tạo cao nhất thường dành sự tập trung đầu tiên vào việc “xây dựng vấn đề”

Họ còn làm tốt công việc như cân nhắc lại vấn đề ban đầu ngay cả khi vừa hoàn thành xong nhiệm vụ được giao. Một nhóm nghiên cứu từ đại học Ohio đã chỉ ra rằng, con người có thể gấp đôi khả năng sáng tạo của mình bằng việc liên tục đưa ra các quan điểm đối lập hoặc giả định các trường hợp có thể xảy ra. Kỹ thuật này giúp những người thiết kế có thể nảy sinh những ý tưởng tuyệt vời, bước tư duy sáng tạo đột phá cho các vấn đề trong tương lai.

suy-nghi-sang-tao-khac-biet.jpg

Lời khuyên: Bất kể khi nào bạn được giao nhiệm vụ, hãy đảm bảo rằng bạn đã dành đủ thời gian để cân nhắc nhiều các tiếp cận khác nhau về vấn đề đó, liệt kê tất cả các giải pháp sáng tạo nhất mà bạn có thể hình dung tới. Khi bạn hoàn thành xong công việc được giao, cũng nên dành thời gian nhìn lại tổng thể, liệu bạn có thể làm theo một cách khác hay không. Bằng 2 việc trước và sau này, bạn sẽ bồi đắp cho tư duy sáng tạo trong thiết kế của mình trong các sản phẩm sau.

Đừng quá bị áp lực

Khá nhiều người cho rằng, sáng tạo sẽ đến khi bạn làm việc dưới áp lực. Mặc dù vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng, dành thời gian trống cho đầu óc thư giãn, sau đó quay lại nghĩ về vấn đề sẽ giúp bạn có nhiều giải pháp sáng tạo hơn.

Kỹ thuật này trong sáng tạo gọi là incubation time – thời gian “ủ”, và được coi là cần thiết trong quy trình sáng tạo hiện đại. Cho phép bạn gạt bỏ mọi suy nghĩ, thông tin bạn có về vấn đề, để có thể thêm được các thông tin khác tránh bị dập khuôn. Hiểu đơn giản như, lối suy nghĩ cũ về vấn đề của bạn đang là một con đường gồ ghề, bạn sẽ không bao giờ khám phá ra lối đi tắt, thẳng tắp, dễ đi, để tới đích nếu không bỏ suy nghĩ là chỉ có duy nhất một con đường này.

dung-qua-bi-ap-luc.jpg

Các nhà khoa học còn khám phá ra rằng, việc có một giấc ngủ ngắn ngay sau khi tìm hiểu về dự án sẽ giúp người thiết kế thấu hiểu chủ đề một cách tốt hơn khi họ thức dậy. Đồng thời cách làm này cũng giúp ghi nhớ và sử dụng các thông tin dễ dàng hơn.

Lời khuyên: Nếu như bạn đang gặp vấn đề với những ý tưởng sáng tạo của mình, hãy dành thời gian rời xa bàn làm việc, có thể là chỉ việc lên giường đắp chăn, đầu óc được thư giãn nghỉ ngơi.

Học hỏi các quan điểm của người khác

Việc tiếp nhận các quan điểm khác từ mọi người cũng hiệu quả trong sáng tạo. Có thể những người không có chuyên môn trong ngành thiết kế, cũng có thể đóng góp cho bản những ý tưởng đơn giản đến mức tuyệt vời, khiến bạn ngạc nhiên trong sự thích thú đấy.

Trải nghiệm những điều mới mẻ

Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp nhận đa dạng các nền văn hóa sẽ cải thiện rất nhiều khả năng sáng tạo của con người, đồng thời cũng cho họ những trải nghiệm hoàn toàn không như tưởng tượng của họ. Tất cả những thông tin nằm đâu đó trong bộ não đều có thể được sử dụng để đưa ra các ý tưởng mới. Kể cả khi đó là những trải nghiệm tồi tệ, cũng giúp bạn có những sáng tạo tuyệt vời.

trai-nghiem-nhung-dieu-moi-me.jpg

Lời khuyên: Hãy trải nghiệm những điều điên rồ mới mẻ mà bạn chưa bao giờ từng làm.

Kiểm soát cảm xúc cá nhân trong sáng tạo

Thông thường, chúng ta sẽ nghĩ rằng, khi cảm xúc tốt hơn, làm việc sẽ hiệu quả hơn. Điều nay đúng, bạn sẽ có những insight và suy nghĩ tuyệt vời nhất, nếu như não bộ và cơ thể của bạn không chìm trong cảm xúc chán nản, tuyệt vọng. Thế nhưng, đôi khi những tâm trạng tiêu cực, lại có thể được sử dụng để khai thác sáng tạo trong thiết kế. Báo cáo từ Jennifer George và Jing Zhou chỉ ra rằng, các nhân viên mẫu họ khảo sát cho thấy khả năng sáng tạo cao nhất, khi cảm xúc của họ cao nhất, kể cả nó mang chiều hướng tiêu cực hay tích cực.

kiem-soat-cam-xuc-ca-nhan-trong-sang-tao.jpg

2. Những bộ não sáng tạo nhất có điểm chung gì?

nhung-bo-nao-sang-tao-nhat-co-diem-chung-gi.jpg

Họ tạo ra lịch trình làm việc, và thực hiện chính xác nó.

Nhà thiết kế Immanuel Kant dạy từ 5 giờ sáng mỗi ngày. John Milton dậy còn sớm hơn – 4h sáng. Nhưng nó không chỉ ra rằng, bạn cần thức giấc sớm hơn, mặc dù có những bằng chứng đã chứng minh việc dậy sớm sẽ nâng cao khả năng sáng tạo, mà thay vào đó là việc bạn có một lịch trình công việc hợp lý để thực hiện theo.

Nhiều người có thói quen làm việc không có thời gian nhất định, lúc sáng lúc tối, lúc đêm muộn, điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, nó còn ảnh hưởng tới bộ não khi phải liên tục thay đổi cơ chế sinh học của mình.

Việc có một thời gian biểu hợp lý giúp bạn tránh được những quyết định trong lúc mệt mỏi. Dậy trong 1 khung giờ, làm việc ở 1 địa điểm, thói quen sáng tạo sẽ tự đến với bạn.

Bạn có biết rằng Einstein, hay Steve Jobs đều mặc một kiểu áo, màu áo mỗi ngày, để họ không bị những quyết định tầm thường ảnh hưởng tới tâm trí họ.

Họ dám mạo hiểm và thất bại

Chấp nhận mạo hiểm là thứ cốt lõi nhất của sáng tạo thực sự.

dam-mao-hiem-va-that-bai.jpg

Bất kể khi nào bạn thử những thứ mới, những trải nghiệm mới, bạn chắc chắn sẽ thất bại nhiều hơn so với thành công.

Ngài Honda đã từng nói: “Thất bại chiếm 99% thành công”.

Bởi vì có rất nhiều người sợ cảm giác thất bại, họ đang tự hạn chế tư duy sáng tạo của mình. Thoải mái chấp nhận sự thất bại mới giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin với khả năng của mình.

Họ không ngần ngại đặt những câu hỏi

Thừa nhận rằng mình không thể biết hết mọi thứ cũng rất quan trọng cho sáng tạo thành công. Sự kiêu căng sẽ là hung thủ giết chết sáng tạo. Khi Elon Musk bắt đầu xây dựng Tesla và SpaceX, anh thường xuyên ra ngoài gặp gỡ người khác để học hỏi và mang những ý tưởng về cho công ty của mình.

Sáng tạo sẽ phát triển song song với kiến thức. Càng nhiều các ý tưởng mới, trải nghiệm mới, kiến thức mới để bộ não bạn tiếp thu, tư duy sáng tạo trong thiết kế của bạn càng tiến bộ hơn.

Họ theo đuổi ước mơ

Để không bao giờ phải cảm thấy vất vả trong công việc, hãy làm những thứ bạn mong muốn và yêu thích. Nếu như bạn thực sự có khao khát, có đam mê trong một số lĩnh vực nhất định, thì ở đó sẽ là nơi sáng tạo của bạn nở hoa.

theo-duoi-uoc-mo.jpg

Nếu như bạn đang theo đuổi thứ gì đó với đam mê và tình yêu, thì bạn chắc chắn không thể ngừng những ý tưởng sáng tạo của mình, đặc biệt là trong thiết kế.

3. Nếu tôi không làm việc trong ngành sáng tạo?

Có thể nói là, ai cũng làm việc trong ngành sáng tạo. Mọi ngành nghề, công việc đều cần sự sáng tạo, kể cả có khi nhắc tới những ngành kỹ thuật khô cứng nhất.

Nếu không có sáng tạo, thì làm gì có ý tưởng kết nối mọi người thông qua một thứ chúng ta gọi là Internet? Sự sáng tạo không chỉ nằm ở bức tranh hay bài thơ, bản nhạc người nghệ sĩ làm ra. Nó còn là những ý tưởng mới và độc đáo, làm giải pháp cho mọi vấn đề trong cuộc sống này.

4. Những chuyện tưởng tượng về sáng tạo?

Sự sáng tạo xuất phát từ bán cầu não phải?


Đây là một trong những quan niệm sai lầm khiến cho các nhà thần kinh học phải cảm thấy phát điên! Nó bắt nguồn từ câu nói kinh điển “ chúng ta chỉ đang sử dụng 10% công suất của não bộ”. Một số người tin rằng, bán cầu não trái lấn át sẽ cho thấy bạn là người có tư duy và suy nghĩ logic nhiều hơn, ngược lại, não phải sẽ là người sáng tạo nhiều hơn. Sai hoàn toàn.

su-sang-tao-xuat-phat-tu-ban-cau-nao-phai.jpg

Con người bị phân chia thành não trái và não phải hoàn toàn không chính xác. Sự sáng tạo phải sử dụng nhiều khu vực khác nhau, cảm giác, quy trình xử lý, ngôn ngữ, trí nhớ,.. Nó đòi hỏi cả bộ não phải hoạt động để tạo ra sự sáng tạo, không phải chỉ có não phải (và chắc chắn không phải chỉ 10% bộ não)

Bạn cần “brainstorm”

Brainstorm được biết đến rộng rãi như một kỹ thuật cho sự sáng tạo, tuy vậy giờ đây nó đã được chứng minh là không còn hữu ích quá nhiều như mọi người vấn tưởng. Nếu như bạn muốn sáng tạo thực sự, thì tuyệt vời nhất là bạn có những ý tưởng, suy nghĩ riêng của cá nhân trước, sau đó mới giới thiệu chúng với nhóm của bạn.

Sáng tạo sẽ tình cờ đến với chúng ta ?

Mọi người thường nghĩ tới vấn đề này khi nhắc tới sự sáng tạo. Họ nghĩ tới Archimedes ở trong bồn tắm, họ nghĩ tới Newton khi ngồi dưới gốc cây táo.

sang-tao-se-tinh-co-den-voi-chung-ta.jpg

Thế nhưng, chẳng có gì là tình cờ cả. Newton dành nhiều năm trời để suy nghĩ về vật lý, toán học và trọng lực. Ông làm việc cật lực, nghiên cứu liên tục, phát triển những định lý, định luật qua thời gian, chứ không phải 1 ngày đẹp trời ngồi thả dáng dưới gốc cây táo.

Sự sáng tạo đòi hỏi phải làm việc. Nó đòi hỏi rất nhiều các suy nghĩ, rất nhiều lần thử nghiệm, thất bại và cả sự kiên trì.

5. Yếu tố nào phá hủy sự sáng tạo trong thiết kế?

yeu-to-pha-huy-sang-tao-trong-thiet-ke.jpg

Công việc không phù hợp

Một lỗi thông thường mà các công ty mắc phải là họ giao những nhiệm vụ cho các nhân viên “rảnh rỗi”, không cần biết họ có phù hợp hay không phù hợp với công việc đó. Vai trò không thích hợp này chắc chắn sẽ không làm thỏa mãn cả về chất lượng kết quả công việc, lẫn cả cảm xúc của người được giao.

Người quản lý nên thấu hiểu những kiến thức và kỹ năng mà nhân viên của họ có, đồng thời đảm bảo rằng họ sẽ phân chia các nhiệm vụ phù hợp với từng người. Tăng sức sáng tạo trong công việc của nhân viên.

Sự hạn chế

Như đã nói tới ở trên, áp lực không tốt cho sáng tạo, nhưng rất nhiều quản lý và công ty nghĩ rằng nó có. Họ đặt ra những deadline cho từng người để đưa ra các ý tưởng mới, và rồi thất vọng với những giaỉ pháp mà nhân viên gửi chọ họ.

Ai cũng cần khối lượng thời gian và tài nguyên nhất định để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Các công ty quá chú trọng và thúc ép sự sáng tạo của nhân viên cần đảm bảo rằng họ có đủ thời gian và nguồn lực để nghĩ tới các ý tưởng mới.

Thiếu đa dạng

Môi trường làm việc thông thường sẽ là dạng – người thiết kế với người thiết kế, lập trình với lập trình, và kế toán với kế toán,.. nghĩa là sẽ chia nhân viên thành các nhóm có công việc tương đương nhau. Hầu như các nhóm này sẽ làm việc khá ăn ý với nhau, do hầu hết họ đều chung một quan điểm, vậy nên tất cả các ý tưởng sẽ chẳng khác nhau là mấy.

Một nhóm làm việc các đa dạng thành viên, các quan điểm trái chiều chắc chắn được đưa ra nhiều hơn, và các ý tưởng mới sẽ cứ thể mà nảy sinh.

Không có sự hỗ trợ

Nếu như họ nghĩ ra nghĩ ra một ý tưởng mới họ sẽ bị chê bai, chỉ trích, họ sẽ không bao giờ làm, và sẽ không có bất cứ sự sáng tạo nào cả. Các công ty tốt sẽ không bao giờ “phạt” nhân viên về các ý tưởng viển vông của mình, thường là sẽ không đi tới đâu. Doanh nghiệp cần khuyến khích các nhân viên của mình có thể sáng tạo liên tục trong công việc.

giai-phong-su-sang-tao-trong-thiet-ke.jpg

Giải phóng sự sáng tạo trong thiết kế của bạn

Vẫn còn rất nhiều việc phải làm với sự sáng tạo. Điều gì đang xảy ra trong bộ não khi bạn hình thành suy nghĩ đầu tiên, sau đó sắp xếp các trải nghiệm lại với nhau và tạo thành một thứ hoàn toàn mới mẻ?

Những người làm nghề thiết kế, chắc chắn cần sự sáng tạo liên tục để được trả tiền cho chất xám của mình. Nhưng hãy nhớ rằng, sự sáng tạo cũng cần đi đôi với kỷ luật, kỷ luật trong lối sống, hành vi, thói quen sẽ hình thành lên tư duy sáng tạo của bạn khi giải quyết các vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống.

Nguồn: Uplevo
 

Đính kèm

  • tam-ly-va-sang-tao-trong-thiet-ke.png
    tam-ly-va-sang-tao-trong-thiet-ke.png
    255.9 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên