Tọa đàm Lạc lối trong sáng tạo - quy trình thiết kế và câu chuyện bất ngờ từ chiếc ghế xấu xí

Phần chia sẻ của 2 diễn giả trong sự kiện đã mang tới cho người nghe cảm nhận nghề thiết kế cần cái đầu khoa học chứ không hề bay bổng nghệ sĩ.

Ngày 27/12 tại Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội (LCDF) đã diễn ra tọa đàm Lạc lối trong sáng tạo. Diễn giả là 2 nhân vật hàng đầu trong làng truyền thông, thiết kế: ông Hoàng Đạo Hiệp – phó tổng giám đốc Marketing công ty Bia Sài Gòn và anh Nguyễn Hoàng Sa – Creative Director của Ogilvy Việt Nam.

london-design-1.jpg

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Triển lãm tốt nghiệp Thiết kế Đồ họa Untitled 20-20 của LCDF Hà Nội.

Phó giám đốc marketing Bia Sài Gòn – Nhà thiết kế là tổng hòa của nghệ sĩ và nhà khoa học


Trong phần trình bày của mình, ông Hoàng Đạo Hiệp đã giới thiệu cho người nghe các chu trình làm việc của một người làm thiết kế bao gồm: Hiểu tâm lý khách hàng - Lên kế hoạch - Lựa chọn ý tưởng, cảm hứng - Thiết kế, thể hiện - Sản xuất, chế tác - Triển khai, quản lý - Theo dõi, cải tiến sản phẩm.
Đầu bài nói, để xóa bỏ hiểu lầm của nhiều người về việc nhà thiết kế bay bổng như nghệ sĩ, ông đưa ra một định nghĩa, cho rằng đây chính là người giao thoa giữa một nghệ sĩ và nhà Khoa học. NTK phải tạo ra sản phẩm khiến tài năng sáng tạo và cá tính bản thân được nổi bật nhưng cũng cùng lúc phải cân bằng các yếu tố về kỹ thuật, khoa học.

Untitled-1.jpg

Bài nói bố cục rõ ràng khiến những người mới cũng có thể hiểu về chu trình làm việc của ngành sáng tạo.

Về bước đầu của chu trình thiết kế “Hiểu tâm lý khách hàng” ông khẳng định, NTK trước khi bắt tay vào làm sản phẩm phải hiểu rất rõ, rất sâu về khách hàng. Ông ví tâm lý khách hàng như một tảng băng, phần nổi (phần nhỏ) thể hiện bên ngoài qua lời nói. NTK cần hiểu được phần chìm là phần lớn hơn cả, từ đó mới đưa ra được phải pháp vừa ý đối tác.
Ông Hoàng Đạo Hiệp lấy ví dụ chuyện úp ngược chai tương cà - chiến lược marketing đại tài của hãng nước sốt cả chua Heiz. Hiểu tâm lý khách hàng luôn tiết kiệm, muốn chắt chiu những phần sốt cuối cùng bằng cách dốc ngược chai, hãng đã thiết kế chai theo hước dốc ngược, từ đó tăng doanh số gấp 4 lần.

sp-1.jpg

Sản phẩm này của Heiz là điển hình cho thành công khi thấu hiểu nhu cầu, thói quen khách. (Ảnh: Heiz)

Vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấu hiểu insight khách hàng. Ông Hiệp nêu ra ví dụ Apple khi tìm ra nhu cầu của khách hàng: “Người ta bảo công nghệ vừa phức tạp, vừa đáng ngại, và nó làm người ta thất vọng, bực mình, chán nản”. Hãng này đã lấy nó làm ý tưởng xuyên suốt trong toàn bộ sản phẩm đưa ra các giải pháp để xử lý, từ đó thành công hơn bao giờ hết.
Ông cũng nhấn mạnh lại nguyên tắc thiết kế phải nhằm tạo ra trải nghiệm: “Khách hàng sẽ quên điều bạn đã nói, cũng sẽ quên điều bạn đã làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cách cảm giác bạn đã mang lại cho họ”. Starbucks là một điển hình, hãng này chọn cách thiết kế từ nội thất, đồ họa, thời trang đến kiểu dáng bao bì tất cả nhằm mang lại trải nghiệm về hàng cao cấp, sang chảnh cho người dùng.

dubai-starbucks.jpg

Một trong những không gian đẹp và sang chảnh nhất của Starbuck trên thế giới nằm tại Dubai. (Ảnh: Newsweek)

Nói đến tầm quan trọng của khâu sản xuất, ông Hiệp cho biết, cho dù NTK có đưa ra giải pháp, ý tưởng tốt đến đâu nhưng giả sử nếu ấn phẩm đó chọn sai loại giấy in, mực in… thành phẩm cuối cùng cũng sẽ không đạt hiệu quả.

Phó tổng giám đốc marketing của công ty bia Sài Gòn chốt lại bài chia sẻ bằng câu nói của Andy Warhol – một họa sĩ nổi tiếng người Mỹ: "Kiếm tiền là nghệ thuật, làm việc cũng là nghệ thuật và kinh doanh tốt là nghệ thuật khó nhất”.

Đánh giá về các dự án trong triển lãm Tốt nghiệp Thiết kế Đồ họa của Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội, ông Hiệp từng sợ rằng “đến đây sẽ phải xem một cuộc thi vẽ logo, layout bìa sách… Nhưng sự thực đã hơn tôi mong đợi, các bạn sinh viên đã hình dung ra được vấn đề và giải quyết nó. Cũng rất ra gì.. (cười)”.

london-design-2.jpg

Triển lãm đồ họa tốt nghiệp Untitled 20-20 với nhiều dự án mới mẻ như sách tương tác, bộ đồ chơi ghép hình thông minh, bộ thước sáng tạo khiến nhiều người xem bất ngờ vì sự mới mẻ.


Creative director Ogilvy – chuyện chiếc ghế xấu đến khó chịu và chủ ý của NTK


Trong phần chia sẻ của mình, Creative Director của Ogilvy Việt Nam – tập đoàn quảng cáo hàng đầu trong nước, anh Nguyễn Hoàng Sa lại nhấn mạnh vào việc nhà thiết kế phải biết cân bằng giữa cái tôi sáng tạo và nhu cầu khách hàng. Làm sao đưa ra sản phẩm đẹp, lạ mà vẫn đáp ứng mục đích sử dụng.

toa-dam-thiet-ke-2.jpg

Anh Nguyễn Hoàng Sa đã có 16 năm kinh nghiệm trong làng thiết kế, từng có thời gian làm việc tại Mỹ.
Anh đưa ra hàng loạt ví dụ về những sản phẩm thiết kế quá sa đà vào sáng tạo mà mắc lỗi hài hước dẫn tới không thể ứng dụng như gối phát sáng khi…ngủ, những sáng tạo phông chữ làm câu từ bị méo mó ý nghĩa…

health-signage-hanging-family-funniest-design-fails.jpg

Một trong những ví dụ về các thiết kế gây hiểu lầm.

Creative Director Nguyễn Hoàng Sa kể một câu chuyện gây tò mò về một thiết kế xấu…có chủ đích. Chiếc ghế được bày trước cửa siêu thị Migros để phục vụ khách ghé chân. Nó được thiết kế với tông màu đỏ - một gam màu gắt không dễ chịu chút nào và phom dáng, chất liệu không hề thoải mái. Có thể đánh giá là sẽ chẳng ai muốn mua một thiết kế như vậy. Vấn đề là tại sao một chiếc ghế “xấu lồ lộ” như thế lại được sử dụng, bày ngoài cửa siêu thị và chẳng cần phải xích lại đề phòng mất cắp. NTK ra chiếc ghế đó là một kẻ siêu ngốc hay cực nguy hiểm?

1_LFVkyntHly0Wgf-N9DgKug.jpeg

Câu chuyện chiếc ghế đỏ mang lại bài học lớn cho những người làm nghề thiết kế trên thế giới.

Sự thực thì đó chính là một thiết kế có chủ đích rất rõ ràng, nó được thiết kế xấu và ít thoải mái để những vị khách ghé qua siêu thị không nán lại lâu và sớm rời chỗ, nhường ghế cho những người khác. Đỏ là gam màu kích thích vị giác, nó có thể khiến vị khách thấy đói và muốn đi về nhà, hoặc vào trong siêu thị mua đồ ăn gì đó. Chiếc ghế chẳng cần được khóa, xích lại nhờ thiết kế khó chịu, sẽ chẳng mấy ai muốn mất công khiêng trộm nó về nhà.

Từ câu chuyện thú vị này, NTK Nguyễn Hoàng Sa kết luận, thiết kế là phải có mục đích, không phải làm cho sướng cái tôi của mình.

Creative Direcitor Nguyen Hoang Sa quan tâm tìm hiểu về từng dự án.JPG

Anh Nguyễn Hoàng Sa đánh giá cao một số dự án trong triển lãm Tốt nghiệp đồ họa Untitled 20-20 của LCDF Hà Nội.

Anh cũng chia sẻ một kinh nghiệm đáng nhớ trong quá trình làm việc. Từng một lần, vì cái tôi và sự chủ quan của bản thân, anh đã buông lời lẽ không hay về khách hàng khi nghe họ phàn nàn “chữ trên sản phẩm hơi khó nhìn”. Sau này, khi xem lại, nhận thấy phản hồi của khách hàng là đúng (do khi lên sản phẩm, chữ nhiều màu trắng bị lóa) anh đã suy nghĩ lại và từ đó dặn mình phải luôn kiểm chế, đặt mình ở vị trí của khách khi thiết kế sản phẩm.

Những chia sẻ trong tọa đàm Lạc lối trong Sáng tạo đều bám sát mục đích làm sáng tỏ những hoài nghi của nhiều người về công việc nhà thiết kế, giúp họ hiểu tính chất nghiêm túc và cơ hội nghề nghiệp rộng mở của nghề thiết kế đồ họa nói riêng và thiết kế nói chung.

Link toàn bộ buổi tọa đàm: Xem chi tiết

LCDF
 

Đính kèm

  • london-design.jpg
    london-design.jpg
    159.5 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên