Stop motion là gì? Khái niệm Stop motion trong đồ hoạ chuyển động

TAH

Founder
Ngày nay, mọi người chắc hẳn không còn lạ lẫm với các khái niệm hoạt hình 2D, 3D. Thế nhưng, bên cạnh những hình ảnh sống động, những kĩ xảo đẹp mắt của những bộ phim hoạt hình hiện đại, vẫn còn tồn tại một thể loại phim hoạt hình rất lâu đời nhưng cũng không hề kém cạnh về độ nổi tiếng. Đó chính là thể loại stop motion.

1. Khái niệm

Stop motion (hoạt hình tĩnh vật) là một kỹ thuật làm phim mà trong đó các nhân vật được dựng lên theo từng động tác, sau đó được chụp hình lại và ghép thành một bộ phim. Mỗi khung ảnh là một động tác riêng và khi ráp lại một cách liên tục ta có cảm giác như các nhân vật thực sự chuyển động.

News-Stop-motion-phong-cach-phim-cuoi-doc-dao-va-vui-nhon-01.jpg

Hình 1: Một nhân vật được hình thành
Các đạo diễn thường sử dụng những nhân vật bằng đất sét hoặc silicon với các khớp nối di động, đôi khi người ta còn sử dụng người thật làm hình mẫu để chụp phim.

h2(1).jpg

Hình 2: Các bộ phận của nhân vật có thể dễ dàng tháo lắp

2. Lịch sử phát triển

Stop motion có một lịch sử phát triển lâu đời, nó được ứng dụng để tạp ra các hình ảnh chuyển động như có phép màu.

Thuở sơ khai, stop motion thường chỉ dành để làm phim về những nhân vật là đồ chơi, hình khối hay những đồ vật thô cứng, vô tri. Sau này, đối tượng trong những đoạn phim stop motion bắt đầu mở rộng hơn như những nhân vật bằng đất nặn, hình rối… Ví dụ như bộ phim Wallace and Gromit, The Humpty Dumpty Circus, Fun in a Bakery Shop.

h3(1).jpg

Hình 3: 2 nhân vật chính trong bộ phim Wallace and Gromit
Năm 1907, bộ phim The Haunted Hotel là một trong những bộ phim rất thành công với khán giả cùng thời. Vào năm 1912, bộ phim Modeling Extraordinary, một trong những bộ phim bằng hình nộm đất sét đầu tiên có sử dụng kỹ thuật làm stop motion đã nhận được sự đón nhận và hoan nghênh nồng nhiệt.

Và năm 1916, nữ họa sĩ Helena Smith Dayton bắt đầu thử nghiệm loại hình stop motion với hình nộm đất sét. Bà đã công chiếu bộ phim đầu tiên của mình vào năm 1917 - Romeo và Juliet.

Edwin Porter là đạo diễn của phim Teddy Bear, một trong những bộ phim sử dụng loại hình hoạt hình tĩnh vật sớm nhất, đã phải mất đến 50 giờ đồng hồ để tạo nên sự sinh động cho một cảnh ngắn trong phim dài 1 phút, miêu tả hoạt động của chú gấu Teddy.

Bộ phim The Lost World của đạo diễn Willis O’Brien với 49 sinh vật thời tiền sử được dựng trên kỹ thuật hoạt hình tĩnh vật đã tạo nên một bước tiến khổng lồ trong lịch sử của loại hình phim hoạt hình tĩnh vật.

Willis O’Brien cũng là đạo diễn của một bộ phim có tên Mighty Joe Young, một phim rất nổi tiếng vào năm 1945, nhờ sự cộng tác của Ray Harryhausen và những hoạ sĩ hoạt hình tĩnh vật.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ làm phim, công nghệ làm phim stop motion đã ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, hỗ trợ đắc lực cho việc tạo nên những hiệu ứng phim đặc sắc.

Phim hoạt hình 3D đầu tiên Chicken Runs (Phi đội gà bay), ra mắt năm 2000, sử dụng công nghệ stop motion, đã trở thành bộ phim đáng nhớ với nhiều khán giả trên thế giới. Tiếp theo đó là các bộ phim Coraline, Shaun The Sheep hay Timmy Time (cùng công chiếu trong năm 2009) cũng áp dụng kỹ thuật này để có được những hình ảnh sống động và đẹp mắt.

h4(1).jpg

Hình 4: Bộ phim stop motion Coraline (2009)

h5(1).jpg

Hình 5: Phi đội gà bay - bộ phim 3D đầu tiên kết hợp công nghệ stop motion

h6.jpg

Hình 6: Shaun the sheep - người bạn quen thuộc của nhiều trẻ em

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã tự tìm tòi và sáng tạo cho mình những thước phim stop motion ngộ nghĩnh và đẹp mắt.

Trong đó có thể kể đến sự phát triển của series phim hoạt hình stop motion Xin chào Bút Chì do Hi Pencil studio sản xuất.

h7.jpg


Hình 7: Xin chào Bút Chì - bộ phim hoạt hình stop motion đầu tiên ở Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp
 

Đính kèm

  • stock-photo-105109619.jpg
    stock-photo-105109619.jpg
    167.7 KB · Lượt xem: 6
Back
Bên trên