Nhiếp ảnh thiên văn: Những điều nên tránh khi chụp ảnh những ngôi sao

Được coi là một trong những thể loại nhiếp ảnh đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất, nhiếp ảnh thiên văn có thể gây khó khăn cho những người mới bắt đầu. Nhưng nếu bạn muốn chụp được toàn bộ khung cảnh lộng lẫy của bầu trời đêm, thì điều này cũng không quá khó như bạn tưởng! Nhiếp ảnh gia thiên văn Mahmood Alsawaf chia sẻ về những lỗi hay gặp phải mà bạn nên tránh, cũng như những kỹ thuật tuyệt vời nhất để chụp được Dải Ngân hà và các vệt sao.

whattoavoidwhenshootingstars_image1.jpg


EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 16mm, 20 giây, f/2.8, ISO3200

Phía trên đường chân trời

Những người mới vào nghề thường mắc phải các lỗi gì khi chụp ảnh thiên văn?

1. Chụp ảnh Dải ngân hà bằng định dạng JPG


Bạn phải luôn chụp ảnh ở định dạng RAW, bởi nếu chụp ở định dạng JPG, bạn sẽ đánh mất nhiều dữ liệu quan trọng mà bạn sẽ cần đến trong khâu xử lý hậu kỳ. Đối với những bức ảnh vệt sao, bạn có thể chụp phơi sáng nền bằng định dạng RAW (trước khi trời tối), sau đó điều chỉnh thiết lập máy ảnh sang định dạng JPG để chụp ảnh sao.

2. Thiết lập máy ảnh khi trời tối


Bạn hãy đến địa điểm chụp ảnh trước hoàng hôn, chọn tiền cảnh lý tưởng và thiết lập máy ảnh. Có khả năng bạn không thể lấy nét chính xác trong bóng tối.

3. Không có kế hoạch chu đáo


Hãy tránh chụp ảnh vào những đêm trời nhiều mây hay khi mặt trăng tròn hoặc bán nguyệt/khuyết. Lý tưởng nhất là bạn nên chụp ảnh vào những ngày không có trăng, và luôn phải kiểm tra điều kiện thời tiết cũng như chu kỳ mặt trăng trước khi lên đường.

4. Chụp ảnh tại những khu vực bị ô nhiễm ánh sáng nặng


Hãy tránh xa khu vực thành phố để tránh tình trạng ô nhiễm ánh sáng, bởi ngay cả khi bầu trời quang đãng và không có trăng, ô nhiễm ánh sáng vẫn có thể cản trở bạn có được một bức ảnh đẹp.

5. Dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị


Bạn nghĩ rằng chiếc máy ảnh DSLR cơ bản và bộ ống kính của mình không phù hợp để chụp ảnh các vì sao? Sai lầm! Chỉ cần đảm bảo có thiết lập và điều kiện thiên văn hợp lý, cùng một chút kiến thức về xử lý hậu kỳ là bạn sẽ có được một bức ảnh đẹp đúng như mong đợi.

whattoavoidwhenshootingstars_image2.jpg


EOS 5D Mark III, ống kính EF20mm f/2.8 USM, 20mm, 20 giây, f/4, ISO400


Cần loại thiết bị nào khi mới vào nghề?


Một chiếc máy ảnh DSLR cộng với ống kính góc rộng. Tôi khuyên bạn nên dùng máy ảnh EOS 7D hoặc EOS 60D, với ống kính EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM hoặc EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM để làm bộ đồ nghề linh động của mình khi mới vào nghề.

whattoavoidwhenshootingstars_image3.jpg


EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 29mm, 20 giây, f/2.8, ISO3200
Nhiếp ảnh gia

Nếu muốn chụp ảnh các vệt sao, làm thế nào để thành công và nên tránh những gì?


Khi chụp ảnh vệt sao, trước tiên nhiếp ảnh gia cần phải tránh khu vực thành phố để không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng. Ngoài ra cũng cần thêm một chiếc la bàn nếu bạn không biết cách xác định phương hướng (Bắc, Nam, Đông và Tây). Điều này cho phép bạn thu được những hình dáng khác nhau trên đường đi của các vệt sao theo từng hướng. Ví dụ, nếu máy ảnh hướng về phía Bắc, bạn sẽ thu được đường đi của vệt sao hình tròn.

whattoavoidwhenshootingstars_image4.jpg

Nên sử dụng thiết lập máy ảnh nào khi chụp ảnh các vì sao vào ban đêm?


Yếu tố phơi sáng đóng vai trò quan trọng trong chụp ảnh những vì sao trên bầu trời đêm. Bạn cần sử dụng chế độ phơi sáng dài để tăng thêm ánh sáng cho bức hình của mình, nhưng đồng thời, nếu phơi sáng quá dài, máy ảnh sẽ thu được cả chuyển động của những vì sao, điều này có thể khiến cho bức hình bị mờ nhòe.

Để tránh sự cố xảy ra với các vệt sao (nếu đó là điều bạn không mong muốn), hãy sử dụng Quy tắc 500 để giúp bạn xác định khoảng cách phơi sáng phù hợp cho một ống kính với khẩu độ nhất định. Quy tắc này đặc biệt quan trọng khi chụp ảnh Dải Ngân hà.

Áp dụng Quy tắc 500:

500/tiêu cự = tốc độ cửa trập phù hợp mà bạn cần
Ví dụ: 500/20mm = 25 giây (máy ảnh full frame)

Tuy vậy, bạn hãy lưu ý rằng nếu máy ảnh của bạn có hệ số xén ảnh, thì bạn cũng cần chú ý điều này trong công thức tính toán. Một số máy ảnh Canon có hệ số xén ảnh là 1,6, khi đó công thức tính toán của bạn sẽ trở thành:

500/tiêu cự, nhân với 1,6

Ví dụ: 500/20mm x 1,6 = 15 giây

whattoavoidwhenshootingstars_image5.jpg


EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 25 giây, f/2.8, ISO6400

Anh có thể gợi ý một vài ứng dụng được không?


Star walk và Stellarium

Có thời điểm nhất định nào vào ban đêm/trong năm mà mọi người cần tránh khi chụp ảnh thiên văn không?


Chụp ảnh Dải Ngân hà phải tùy vào điều kiện và vị trí trên Trái đất của bạn. Ví dụ, ở quê nhà Iraq của tôi, chúng tôi có thể nhìn thấy và chụp ảnh Dải Ngân hà từ tháng Ba đến cuối tháng Chín hoặc đầu tháng Mười.

Khi chụp ảnh vệt sao thì thời gian trong năm không quan trọng, nhưng bạn hãy nhớ những mẹo mà tôi đưa ra ở trên về điều kiện thời tiết và pha mặt trăng.

Nguồn: Canon-asia
 

Đính kèm

  • whattoavoidwhenshootingstars_image2.jpg
    whattoavoidwhenshootingstars_image2.jpg
    184.3 KB · Lượt xem: 0
  • Astrophotography.jpeg
    Astrophotography.jpeg
    132.7 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên