Nghê thuật thị giác - Visual Art là gì và những điều thú vị trong thế giới thị giác

Visual Art - Nghệ thuật thị giác là loại hình nghệ thuật tạo ra các tác phẩm chủ yếu là thị giác của tự nhiên, chẳng hạn như gốm sứ, vẽ, hội họa, điêu khắc, in ấn, thiết kế, thủ công, nhiếp ảnh, video, làm phim và kiến trúc. Nghệ thuật thị giác rất rộng lớn và xuất hiện cả trong nhiều ngành nghệ thuật (nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật dệt may,...) cũng như các loại hình nghệ thuật khác. Nghệ thuật thị giác cũng bao gồm các nghệ thuật ứng dụng như thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và nghệ thuật trang trí.

nasa-1.jpg

Hình ảnh: MadeByStudioJQ

Những ảnh hưởng của Visual Art đến đời sống

Ngày nay, Visual Art có vai trò cũng như tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của con người. Hình thức nghệ thuật này xuất hiện từ khá lâu bởi những bức tranh vẽ từ xa xưa ở các hang động của loài người. Và trải qua quá trình phát triển lâu dài thì đến nay, Visual Art đã ngày càng được ưa chuộng cũng như phát triển mạnh mẽ với các họa tiết, bức tranh vẽ muôn hình muôn vẻ. Nghệ thuật thị giác đã ngày càng trở thành một phần quan trọng thiết yếu và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người hiện nay.

Thực tế thì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại hình nghệ thuật này ở khắp mọi nơi, các tấm biển quảng cáo ngoài đường, các thiết kế căn nhà của bạn, các tấm poster sự kiện, những thiết kế trang phục bạn đang mặc hàng ngày,... Tất cả những tác phẩm, sản phẩm đó đều có liên quan đến Visual Art – nghệ thuật thị giác.



Những ảnh hưởng của Visual Art đến đời sống


Thêm vào đó, con người chúng ta hiện đang sống ở thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại cùng ngành nghệ thuật, giải trí ngày càng sôi động. Điều đó cho thấy sức mạnh của nghệ thuật thị giác đang ngày càng lớn và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày của con người, xã hội. Đặc biệt nhất là những ngành nghề, công việc có liên quan đến lĩnh vực Visual Art này cũng trở nên nở rộ, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, nhất là các bạn trẻ có đam mê nghệ thuật, hội họa. Cụ thể đó là những công việc về thiết kế, sáng tạo hình ảnh, vẽ tranh,... Đây cũng là cơ hội vô cùng lớn dành cho các bạn trẻ có thể phát triển sự nghiệp của mình một cách nhanh chóng và đạt được thành công lớn trong tương lai khi theo đuổi lĩnh vực Visual Art này.

bis.jpg

Ảnh: Bis Biswas

Những lĩnh vực phổ biến thuộc Visual Art

Lĩnh vực mỹ thuật

Mỹ thuật là một trong số những lĩnh vực điển hình của nghệ thuật thị giác Visual Art và toàn bộ những bộ môn của mỹ thuật đều là một phần của Visual Art. Cụ thể chúng bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau như là các tác phẩm hội họa, các bản vẽ, tác phẩm điêu khắc, tranh in hay rất nhiều các hoạt động có liên quan về nghệ thuật như là sách minh họa, thư pháp kiến trúc, nghệ thuật đồ họa,..

Hiện nay, mỹ thuật là lĩnh vực có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và cũng nhận được rất nhiều sự theo đuổi, lựa chọn của các bạn trẻ có đam mê hội họa, nghệ thuật.

Lĩnh vực nghệ thuật đương đại


Nghệ thuật đương đại có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các biểu hiện của nghệ thuật này ở rất nhiều nơi và đây cũng chính là một lĩnh vực thuộc Visual Art.

Cụ thể, nghệ thuật đương đại là các loại hình có kết hợp các yếu tố hiện đại như nghệ thuật kết hợp – assemblage art, nghệ thuật khái niệm – conceptual art, phức hợp phương tiện truyền thông – mixed media, nghệ thuật cắt dán ảnh – collage art, nghệ thuật trình diễn – performance art, nghệ thuật sắp đặt. Bên cạnh đó còn có các hoạt động như là nhiếp ảnh, video nghệ thuật, hoạt hình,...

Đối với lĩnh vực nghệ thuật đương đại thì còn bao gồm có các hoạt động liên quan đến các ngành công nghệ như là in Giclee hay đồ họa máy tính, nghệ thuật địa hình – land art (bao gồm các hình thức nhất thời là các tác phẩm điêu khắc trên băng tuyết), vẽ tranh đường phố,...

Lĩnh vực nghệ thuật trang trí – thủ công mỹ nghệ


Một số ngành về trang trí và làm đồ thủ công mỹ nghệ cũng thuộc nhóm loại hình nghệ thuật thị giác - Visual Art. Đây là tập hợp các tác phẩm như gốm sứ - xưởng gốm, các tấm thảm, nghệ thuật khảm, kính nghệ thuật,...

Lĩnh vực này hiện nay cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm và theo đuổi, phát triển, đặc biệt là một số làng nghề nổi tiếng về thủ công mỹ nghệ như làng gốm Bát Tràng.

Lĩnh vực nghệ thuật trang trí – thủ công mỹ nghệ

Một số lĩnh vực Visual Art khác


Bên cạnh những lĩnh vực nổi trội và phổ biến trên thì Visual Art còn bao gồm một số lĩnh vực khác như là thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất,...

Một số loại hình nghệ thuật mới của nghệ thuật hình thể hiện nay cũng được xếp vào nhóm nghệ thuật thị giác như là vẽ mặt, vẽ body painting, tattoo (xăm hình trên cơ thể),...

ddxcn5c-7b38d31d-eff8-48ba-a3a9-07b1ed1530c1.jpg

Ảnh: aronvisuals

Visual Art và Graphic Design – đâu là sự khác biệt?

Visual Art – một loại hình nghệ thuật có liên quan đến hội họa, thiết kế. Chính bởi vậy mà có rất nhiều người nhầm lẫn giữa loại hình nghệ thuật Visual Art này với Graphic Design. Theo đó, đã có rất nhiều tranh luận xảy ra về vấn đề này và hôm nay, bài viết sẽ giúp các bạn phân biệt về sự khác nhau giữa Visual Art và Graphic Design.

Xét về thời điểm bắt đầu thì 2 loại hình này có khởi điểm ban đầu hoàn toàn khác nhau.

  • Đối với hoạt động Design (thiết kế) thì sẽ bắt nguồn từ những nhu cầu, mong muốn để truyền đạt rộng rãi một thông điệp bất kỳ nào ra ra công chúng và đã được lên kế hoạch từ trước đó qua các khẩu hiệu, slogan, logo,...
  • Còn đối với loại hình Art thì lại mang biểu hiện về một ý tưởng hoàn toàn mới mẻ, là sự thổi hồn vào tác phẩm của những người nghệ sĩ để có thể tạo ra được một mối liên kết giữa họ với các tác phẩm của mình hay chứa đựng những tình cảm đặc biệt thông qua các tác phẩm đó.

Xét về cảm hứng và động lực:

  • Nhà thiết kế thường tạo ra sản phẩm bằng ý định, ý tưởng đã được lên từ trước để đưa đến công chúng những thông điệp và họ đều đang làm việc với những ý tưởng mà nhằm mục đích thúc đẩy cho người dùng có thể hành động.
  • Còn với một nhà nghệ thuật, người họa sĩ thì sẽ mang đến cảm hứng thông qua chính cảm xúc cùng các trải nghiệm của họ ở tác phẩm. Chính những cảm giác này sẽ là động lực để thúc đẩy các hành động của con người.
Xét về quá trình truyền tải:
  • Hầu hết các nhà thiết kế đều xác định mục đích đối với công việc của mình, cụ thể chính là cần phải lập tức tạo ra các sản phẩm phù hợp đối với nhu cầu của người dùng.
  • Còn đối với các họa sĩ, người làm nghệ thuật thì họ sẽ mang đến các tác phẩm mà người xem ban đầu có thể không hiểu gì. Khi nhìn vào các tác phẩm này thì mỗi người sẽ có một cảm nhận và sự giải thích khác nhau theo ý kiến cá nhân của mình.
Ngoài ra thì việc thiết kế chỉ được xem là những kỹ năng, trong khi đó thì nghệ thuật lại được ví như một món quà đặc biệt từ chúa mà không phải ai cũng nhận được bởi sự cảm nhận giữa các tác phẩm tạo ra của 2 loại hình này là hoàn toàn khác nhau.

Lựa chọn nghề nghiệp trong nghệ thuật thị giác

Danh sách này không đầy đủ nhưng nó cung cấp một ý tưởng về các công việc mà sinh viên đã tốt nghiệp có thể làm được.
  • Kiến trúc sư
  • Archivist
  • Tư vấn nghệ thuật
  • Biên tập viên nghệ thuật
  • Giám đốc Phòng trưng bày Nghệ thuật
  • Họa sĩ
  • Họa sĩ biếm họa
  • Nhà quay phim
  • Phê bình
  • Giám tuyển
  • Thợ khắc
  • Nhà thiết kế triển lãm
  • Nhà thiết kế thời trang
  • Thiết kế nội thất
  • Nhà kế đồ họa
  • Người vẽ tranh minh họa
  • Trang trí nội thất
  • Nhà thiết kế đồ trang sức
  • Nhà báo
  • Nhà thiết kế cảnh quan
  • Minh họa y tế
  • Tư vấn đa phương tiện
  • Giám đốc Bảo tàng
  • Quản trị viên phi lợi nhuận
  • Người biểu diễn
  • Nhiếp ảnh gia
  • Nhà thiết kế sản phẩm
  • Nhà điêu khắc
  • Nghệ sĩ xăm hình
  • Giáo viên
Tổng hợp
 

Đính kèm

  • aron.jpg
    aron.jpg
    163.6 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên