Nghề Thiết Kế - Làm Thế Nào Để Trở Thành Kỹ Sư Thiết Kế Điện Máy Dân Dụng?

Là dân thiết kế, ngoài công việc thiết kế đồ hoạ, logo, đã bao giờ bạn nghĩ bạn có thể trở thành một kỹ sư thiết kế, cụ thể là kỹ sư thiết kế điện máy dân dụng? Cũng như ngành thiết kế đồ hoạ, để có thể trở thành một kỹ sư thiết kế điện máy, khả năng tưởng tượng và sự sáng tạo là không thể thiếu. Ngoài ra, do yếu tố đặc trưng của ngành điện dân dụng, người kỹ sư thiết kế cần có kỹ năng quan sát, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, hiểu rõ quy trình hoạt động, và chi tiết các thiết bị điện máy, điện tử dân dụng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt,… để từ đó có thể đưa hình ảnh từ bản vẽ vào đời thật.

Ví dụ do nhận thấy hành vi của người tiêu dùng thường phát hiện ra mình còn bỏ sót đồ sau khi đã cho vào máy giặt, những người kỹ sư thiết kế của 1 hãng máy giặt nổi tiếng đã tích hợp thêm cửa phụ nhằm giúp người tiêu dùng có thể cho thêm đồ vào giặt bổ sung mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình giặt.

Như vậy, để có thể biến những kỹ năng quan sát tinh tế thành thiết kế mang lại giá trị cho xã hội, tiết kiệm thời gian cho người dùng, bạn cần làm gì?

Để hành nghề kỹ sư, bạn phải học khóa đào tạo tại các trường đại học kỹ thuật. Thế nhưng, để trở thành một kỹ sư thiết kế lành nghề, có tiếng tăm, cầm bằng đại học trong tay là không đủ - bạn cần luôn luôn trau dồi các kĩ năng mềm khác. Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây của Designer Việt Nam nhé.

1. Chăm chỉ và tỉ mỉ

Nghề kỹ sư thiết kế đòi hỏi mức độ tập trung cao và tính cẩn thận trong công việc. Bản thiết kế cho bất kì thiết bị điện máy nào, dù lớn hay bé, cũng cần bạn chú tâm từng chi tiết, số liệu nhỏ nhất. Hãy tập cho mình tính cẩn trọng và tỉ mỉ ngay từ ngày đầu tiên học kỹ thuật và làm quen với các dụng cụ, phần mềm dành riêng cho công việc thiết kế điện máy.

2. Thực tập ngay từ trên ghế nhà trường

Kiến thức sách vở trên giảng đường không bao giờ là đủ cho bất kì công việc nào. Bạn hoàn toàn có thể kiếm một công việc bán thời gian hoặc thực tập mùa hè trong ngành thiết kế, kỹ thuật để trau dồi thêm kiến thức thực tiễn và kĩ năng mềm. Biết đâu, bạn lại có cơ hội quan sát và trực tiếp học hỏi từ các kỹ sư đang làm việc cho một dự án thiết kế lớn sắp tới? Kinh nghiệm thực tập cũng giúp CV sau này của bạn ấn tượng hơn nhiều. Hãy dạo qua các topic trong diễn đàn Designer Việt Nam, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều công ty cần tuyển nhân viên làm bán thời gian cho các dự án thiết kế đầy thú vị.

3. Học cách làm việc nhóm, giao tiếp

Công việc của một kỹ sư thiết kế chỉ là một phần nhỏ trong cả quá trình ra đời, xuất xưởng và lên kệ của một sản phẩm điện máy. Vì vậy, kĩ năng làm việc nhóm cùng các kĩ sư khác là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trao đổi với các đối tượng khác để đánh giá độ thiết thực của thiết kế của mình. Một thiết kế với máy giặt – máy sấy kép có thể sẽ bán rất chạy ở các nước châu Âu; tuy nhiên, nếu giao tiếp với các bà nội trợ Việt Nam – những người quen với việc phơi khô quần áo tự nhiên – bạn sẽ chuyển hướng sang các thiết kế phục vụ đa số nhu cầu tiêu dùng hơn như máy giặt có cửa phụ để bỏ thêm quần áo giữa chu kì giặt, hay bổ sung cơ chế tự làm sạch trên máy để tiết kiệm thời gian vệ sinh máy giặt.

ajPhNd7.jpg


4. Trau dồi khả năng nhận dạng, phân tích và giải quyết vấn đề

Một kỹ sư giỏi và có ích là một kỹ sư biết đặt mình vào vị trí khách hàng và người tiêu dùng, để thiết kế các sản phẩm không chỉ đẹp mà còn thiết thực cho đời sống. Nếu phát triển được kĩ năng này, bạn không bị giới hạn trong các vấn đề kỹ thuật đơn thuần nữa mà có thể nhận dạng và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ví dụ, máy giặt đạt giải thiết kế năm 2017 do tích hợp khay giặt tay phía trên thùng giặt – giúp giảm đau lưng cho những người đứng tuổi khi làm việc nhà và có hệ thống chống ồn chống rung hiệu quả. Ngoài ra, những dòng sản phẩm máy giặt bán chạy trên thị trường hiện nay do có thiết kế các bộ phận dễ tháo lắp, giúp vệ sinh máy giặt tại nhà đơn giản hơn nhiều.

GZgDPnn.jpg


Như vậy, bên cạnh óc sáng tạo, người kỹ sư thiết kế điện dân dụng còn cần có con mắt quan sát, một chút óc tinh tế trong việc tìm hiểu thói quen người tiêu dùng cộng với kiến thức điện máy, bạn có thể phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này một cách thành công.

Chúc bạn gặt hái được nhiều bước tiến mới trong sự nghiệp kỹ sư thiết kế của mình!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên