Một số mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp và ấn tượng

Chụp ảnh phong cảnh là một trong những thể loại nhiếp ảnh khá phổ biến, chỉ cần sở hữu một thiết bị có khả năng chụp ảnh (máy ảnh, và cả điện thoại), các nhiếp ảnh gia có thể chụp lại những bức ảnh phong cảnh đầy ấn tượng. Nhưng nói thì dễ hơn làm, không phải bạn đứng trước một danh lam, thắng cảnh đẹp mắt là bạn sẽ chụp được những bức ảnh đẹp. Để tạo ra một bức ảnh phong cảnh đẹp bạn cần có một con mắt nghệ thuật và có kỹ năng nhìn bố cục ảnh đồng thời cũng cần biết các kỹ thuật chụp ảnh.

Dưới đây là một số mẹo chụp ảnh Phong cảnh hữu ích giúp bạn ghi lại những bức ảnh phong cảnh đẹp mắt.

1. Tìm kiếm tiêu điểm

Tất cả mọi bức ảnh đều cần một tiêu điểm và ảnh phong cảnh cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, ảnh phong cảnh không có tiêu điểm trông rất trống rỗng, người xem không tìm được điểm dừng cho ánh nhìn.

phong-canh-1.jpg


Tiêu điểm có thể là bất kỳ điểm nào trong cảnh bạn định chụp, từ một tòa nhà, cái cây, tảng đá hay bóng, v.vv. Đừng chỉ tập trung suy nghĩ tiêu điểm là cái gì mà còn phải chú ý đặt tiêu điểm ở đâu.

2. Chú ý đến điều kiện ánh sáng và thời tiết

phong-canh.jpg


Việc chụp thể loại phong cảnh đòi hỏi bạn phải tập thích nghi với môi trường tự nhiên. Bạn không thể kiểm soát được hết các yếu tố như ánh sáng ngoài trời, thời tiết mưa gió, sương mù trong ngày, độ che phủ của mây… nhưng bạn hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của những người chuyên chụp ảnh phong cảnh để đảm bảo điều chỉnh thông số máy phù hợp với môi trường bên ngoài.

3. Tìm ra góc chụp của riêng bạn

phong-canh-3.jpg


Vấn đề đặt ra chính là sự lặp lại các góc chụp quen thuộc ở cùng một địa điểm quen thuộc với nhiều thợ ảnh chuyên nghiệp. Việc tìm kiếm các góc chụp riêng của mình mang tới sự mới lạ, độc đáo cho bức ảnh, khuyến khích các bạn khám phá ra nhiều góc nhìn mới mà ít ai phát hiện ra.

4. Chú ý đến bầu trời

phong-canh-4.jpg


Một yếu tố cần để ý đến là bầu trời trong phong cảnh. Hầu hết các cảnh đều phải có cảnh gần hoặc bầu trời choán gần hết bức ảnh – bức ảnh của bạn phải có một trong hai yếu tố này, nếu không bức ảnh trông sẽ khá nhàm chán.

5. Đường thẳng

leading-lines-composition-1.jpg


Trước khi chụp ảnh phong cảnh bạn hãy tự hỏi “Làm thế nào để có thể dẫn dắt ánh mắt người xem vào bức ảnh?” Có rất nhiều cách để thực hiện điều này (chụp cận cảnh là một ví dụ) nhưng một trong những phương pháp tốt nhất là tạo ra các đường thẳng thu hút cái nhìn của người xem vào bức ảnh.
Các đường thẳng tạo ra độ sâu trường ảnh, tỉ lệ và là trọng tâm của bức ảnh, bản thân nó cũng tạo nên họa tiết của tấm hình.

6. Canh khung giờ vàng

gio-vang.jpg



Có một số nhiếp ảnh gia chỉ chụp vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, như là lúc chạng vạng chẳng hạn, bởi vì đó là lúc ánh sáng đẹp nhất và phong cảnh trở nên sống động. Ánh sáng trong “giờ vàng” tạo ra các góc đẹp, các họa tiết lạ, các chiều không gian thú vị.

Bạn có thể căn khung giờ vàng vào buổi sáng lúc bình minh và buổi chiều vào lúc hoàng hôn, khi đó ánh sáng không quá gắt và tia sáng rất trong.

7. Sử dụng chân máy Tripod

phong-canh-5.jpg



Hầu hết các bức ảnh phong cảnh rất cần đến chân máy để ổn định hình ảnh. Việc chụp cầm tay rất hạn chế trong việc chống rung nhẹ. Theo đó, trong ảnh chụp phong cảnh, không nhất thiết yêu cầu phải chụp ảnh nhanh chóng mã hãy dành thời gian để cân nhắc tới bố cục, ánh sáng và tiếp tục căn chỉnh sao cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng. Ngoài ra, đây cũng là lý do chân máy đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn chụp với tốc độ cửa trập thấp.

8. Tạo sự cân bằng bằng hình ảnh

Cùng với ánh sáng tuyệt vời, điều kiện thời tiết phù hợp và phơi sáng hoàn hảo, bố cục là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nhiếp ảnh phong cảnh. Bố cục là một thuật ngữ để mô tả cách các yếu tố của cảnh được sắp xếp trong khung hình.

phong-canh-6.jpg


Quy tắc bố cục ảnh một phần ba là quy tắc cơ bản và đáng tin nhất. Bạn phải hình dung rằng khung được chia thành chín phần bằng nhau bởi hai đường ngang và hai đường thẳng đứng. Chúng giao nhau tại 4 điểm ở giữa gọi là các “điểm mạnh”.

Một tấm hình tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp đặt các điểm nhấn của chủ thể vào càng nhiều điểm mạnh càng tốt. Đường chân trời có thể được đặt trên đường ngang hoặc trên cùng khi chụp ở cả hai chiều dọc và ngang.

9. Tìm đối xứng

phong-canh-7.jpg



Phản xạ có thể là một sự bổ sung cực kỳ sáng tạo cho tất cả các loại nhiếp ảnh, với phong cảnh chúng có thể cung cấp gương đối xứng hoàn hảo.

Đối với kiểu chụp này, đặt vị trí xa hồ nước hoặc cho đường chân trời qua trung tâm khung để chia cảnh và phản xạ thành hai phần bằng nhau.

Nguồn: Webnhiepanh
 

Đính kèm

  • phong-canh-1.jpg
    phong-canh-1.jpg
    71.1 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên