Kỹ thuật chụp ảnh chân dung ngoài trời đẹp lung linh

Khi chụp ảnh chân dung ngoài trời bạn cần chú ý đến điều kiện ánh sáng, mây trời, hâu cảnh,… để có thể tạo ra một bức ảnh đẹp. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến một số kỹ thuật chụp ảnh để khi lên hình, ảnh trở nên lung linh và sống động hơn. Dưới đây là một số kỹ thuật đáng chú ý khi chụp ảnh chân dung ngoài trời.

Chọn duy nhất một tiêu điểm

woman-1-1.jpg


Máy ảnh nào cũng vậy, nó thường được thiết kế để chọn những điểm gần với ống kính nhất và tất cả sẽ chỉ tập trung vào tiêu điểm đó. Cơ chế này giúp người chụp kiểm soát toàn bộ khung hình dễ dàng hơn cũng như là cách để chủ thể được làm nổi bật nhất.

Bối cảnh

woman-1.jpg

.
Bạn hãy là người kiểm soát nhận thức của người xem! Hãy chắc chắn rằng người xem không chú ý quá nhiều đến chi tiết không quan trọng, bằng cách làm mờ phần nền dư thừa ra. Mặc dù thế, nó vẫn khá là tuyệt vời nếu bạn có thể để lại một số hình dáng của cây, bãi cỏ, bụi cây hoặc những thứ tương tự, miễn nó không chiếm lấy hoặc làm mờ đi khuôn mặt trong bức ảnh. Một máy ảnh với độ mở rộng cao cùng một ống kính tele hoặc ống kính cố định dài, chẳng hạn như Canon 135mm f/2 L sẽ xử lý được các tính huống trên. Và cuối cùng, nên chú ý đến môi trường xung quanh và chắc chắn rằng không có gì trong phông nền làm xao nhãng bức ảnh.

Đôi mắt luôn là cửa sổ tâm hồn

Đối với một bức ảnh chân dung, đôi mắt có lẽ là công cụ để truyền tải nội dung tốt nhất cho cả khung hình. Bởi vậy hãy tập trung vào đôi mắt, khi đó làn da xung quanh cũng sẽ trông mịn màng và sáng hơn.

Tăng độ huyền ảo nhờ hiệu ứng Bokeh với độ sâu trường ảnh

woman.jpg


Một bức ảnh chân dung sẽ trông ấn tượng hơn nếu như bạn áp dụng được kỹ thuật chụp ảnh xóa phông (hậu cảnh được làm mờ). Để có được bức hình kiểu này, người dùng sẽ phải cần đến những ống kính có khả năng mở khẩu lớn như f/1.8 – f/2.8 hoặc lớn hơn nữa với f/1.4. Khi đó, ống kính sẽ tạo ra một trường ảnh nông giúp người dùng dễ dàng tạo nên những bức ảnh đẹp với hiệu ứng Bokeh mịn màng, huyền ảo.

Chụp ảnh với tiêu cự lớn hơn 50mm

Nếu chọn tiêu cự dưới 50mm để chụp ảnh chân dung bạn sẽ nhận được những bức hình méo mó, không giống với thực tế. Tệ hơn với tiêu cự dưới 35mm, đối tượng sẽ không còn được làm nổi bật do độ sâu trường ảnh đã tăng lên. Vì vậy để chụp ảnh chân dung hiệu quả nhất hãy chọn tiêu cự trên 50mm.

Chụp ảnh ngược sáng

silhouette-male-walking-stone-pier-with-his-reflection-beautiful-breathtaking-clouds-819x1024.jpg


Mặc dù đèn flash thường được xem là một công cụ dành cho các tình huống với ánh sáng yếu, nhưng nó cũng có thể được sử dụng một cách hiệu quả để tạo ra bóng đổ nhờ tập trung ánh sáng vào một điểm. Nó rất dễ sử dụng – bạn chỉ cần lấy thông số điểm phơi ở trên phần nền và đèn flash tự động của bạn sẽ làm phần còn lại. Có những lúc bạn phải sử dụng flash exposure compensation để điều chỉnh cường độ đèn flash trừ trường hợp camera của bạn có khả năng bù sáng tự động. Với một cái nhìn thoáng qua trên màn hình LCD, bạn có thể đánh giá độ sáng của đèn flash phòng trường hợp đối tượng chụp bị trắng xóa, bằng cách sử dụng biểu đồ để kiểm tra độ phơi sáng trên ảnh, hoặc báo hiệu hình ảnh nhận được quá nhiều ánh sáng nhờ vào tín hiệu trắng nhấp nháy. Đừng quá lo lắng về việc liệu các biểu đồ có cho thấy một kết quả hoàn hảo hay không, đôi khi việc mất chi tiết có thể loại bỏ những gì không cần thiết giúp trọng tâm bức ảnh được chú ý nhiều hơn.

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung trong các điều kiện sáng khác nhau

Chụp ảnh chân dung ngoài trời vào ban ngày


woman-2.jpg


Thời điểm ban ngày với ánh sáng mặt trời gắt có lẽ là một trong những môi trường khó nhất để bạn chụp bất cứ thể loại ảnh nào, đặc biệt là ảnh chân dung. Cách để chụp ảnh chân dung trong điều kiện sáng này là chọn đúng phương hướng để chụp. Bằng cách không để ánh nắng chiếu thẳng vào lưng của chủ thể vì khi đó sẽ tạo bóng cho bức ảnh, ngược lại hãy hướng luồng ánh sáng về phía trước đối tượng, khi đó hình ảnh sẽ trông đẹp hơn, tự nhiên hơn.

Chụp ảnh chân dung trong bóng râm

Bởi ánh sáng trực tiếp sẽ khiến cho đối tượng khó thể hiện được hết cảm xúc trên gương mặt, đồng thời nó cũng khiến việc kiểm soát cân bằng trắng khó khăn hơn. Chụp ảnh trong bóng râm là một trong những cách giúp bạn dễ dàng sở hữu được bức ảnh chân dung hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, người chụp cần chọn những nơi có bóng râm nhẹ, không nên khuất sáng quá, như vậy bức ảnh sẽ có mức cân bằng trắng tốt hơn, mang lại kết quả ấn tượng.

Chụp ảnh chân dung vào buổi chiều

chup-anh-ban-chieu.jpg


Đây có lẽ là thời điểm thích hợp nhất để chụp ảnh chân dung với ánh sáng dịu của buổi chiều, nhất là thời điểm hoàng hôn khi mặt trời lặn. Nếu áp dụng kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng trong điều kiện này, đối tượng được chụp sẽ nằm ở vùng tối hơn, ảnh mang lại cảm giác yên tĩnh, thanh lịch. Lưu ý khi chụp ảnh trong điều kiện này là trời sẽ tối rất nhanh, vì vậy để đảm bảo bức ảnh chân dung hiển thị rõ nét cần điều chỉnh tốc độ cửa trập chậm lại và đừng quên kiểm soát hiện tượng rung máy.

Chụp ảnh chân dung ban đêm

Tuy ban đêm là thời điểm cung cấp nguồn sáng thấp nhất và cũng gây khó khăn cho việc chụp ảnh hơn. Nhưng chụp ảnh vào ban đêm luôn đem đến những bức hình ấn tượng với các hiệu ứng đặc biệt hơn. Để chụp ảnh chân dung vào ban đêm bạn cần sử dụng đến đèn flash. Đôi khi phải kết hợp với độ nhạy sáng ISO cao hơn, như vậy tốc độ cửa trập cũng tăng, vì vậy hãy lưu ý đến tình trạng rung máy có thể gặp phải.

Tổng hợp/Webnhiepanh
 
Back
Bên trên