Học thiết kế đồ họa có thể làm được những nghề gì?

Công nghệ thông tin và khoa học phát triển như vũ bão những năm gần đây đã kéo theo hàng loạt vị trí công việc mới về thiết kế. Sản phẩm của thiết kế đồ họa có mặt khắp mọi nơi từ các TVC quảng cáo, hộp sữa bạn đang uống, cuốn sách đang đọc dở hay một app chỉnh ảnh lung linh... Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội nghề nghiệp dành cho các Nhà thiết kế đồ họa là không giới hạn.

Mời bạn hãy cùng đi vào câu trả lời chi tiết hơn cho câu hỏi “Học thiết kế đồ họa làm gì, ở đâu” nhé!

1. Các công ty truyền thông, quảng cáo hoặc phòng truyền thông tại các doanh nghiệp

Đây chắc chắn là cơ hội việc làm phổ biến và yêu thích nhất của những người học thiết kế đồ họa bởi cơ hội được trải nghiệm nhiều dự án đa dạng và thực tế. Sự phát triển của kinh tế kéo theo nhu cầu khủng về nhân sự ngành đồ họa quảng cáo và truyền thông.

Nếu bạn còn đang e ngại “Đâu cũng nhan nhản tuyển thiết kế đồ họa, ngành này cạnh tranh nhiều, lương chỉ bình bình”. Đừng quên rằng đó lại chính là cơ hội để những Nhà thiết kế được đào tạo bài bản, có tư duy sáng tạo chứng tỏ đẳng cấp tự tin deal lương.

]
poster-1.jpg

Một poster quảng cáo sự kiện âm nhạc do sinh viên Thiết kế đồ họa tại LCDF - Hanoi vừa thực hiện.

2. Các hãng phim, studio nghệ thuật


Không ít nhà thiết kế đồ họa trẻ của Việt Nam từng tham gia làm kỹ xảo 3D cho các bộ phim của Hollywood thông qua những công ty trung gian ở Việt Nam.

Có vô số công việc mà Nhà thiết kế đồ họa có thể đảm đương tại một hãng phim hay studio nghệ thuật như thiết kế poster phim, làm kỹ xảo, TVC quảng cáo, lên layout dựng cảnh, thiết kế phông nền, biên tập, thêm hiệu ứng cho các clip, chỉnh sửa ảnh… (như mấy thứ hài hước bạn vẫn thấy trong các show thực tế.

film.jpg

Ngoài khả năng thiết kế sáng tạo, kỹ năng sử dụng các phẩn mềm 3D, animation (hoạt hình) không thể thiếu đối với các Nhà thiết kế đồ họa nếu muốn theo đuổi ngành phim ảnh hấp dẫn này.

Đề án Thiết kế video "Lạy co-ro-na" của sinh viên Thiết kế đồ họa Hoàng Phương Thảo. Nhấn vào đây để xem!

3.Các công ty thiết kế app, website…


Ở thời kỳ mà người ta mang theo điện thoại cả khi đi WC, từ trẻ 3 tuổi đến người già cũng xài smartphone, đó là khi các ứng dụng, của thế giới mạng, mua sắm online bùng nổ. Các app và website mọc lên như nấm, các công ty mỏi mắt tìm kiếm Nhà thiết kế đồ họa - những UI/UX designer (thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng).

Trong mảng lĩnh vực này, ngoài kỹ năng đồ họa chuyên môn, sẽ rất có lợi nếu Nhà thiết kế đồ họa thêm sự am hiểu về thói quen, tâm lý người dùng và kiến thức kinh doanh.

pixelib.jpg

Concept trang Pixelib thực hiện bởi THDigi

5. Các tòa soạn (báo hình, điện tử, báo giấy) hay phòng truyền thông của tất cả các công ty.


Đừng nghĩ rằng chỉ những người giỏi văn thì mới có thể làm báo. Mỗi tòa báo đều có riêng một phòng đồ họa để phục vụ cho việc: thiết kế, cải tiến giao diện trên cả web và mobile (với báo điện tử), dàn trang (với báo giấy), thiết kế hàng tá ấn phẩm cho các hoạt động quảng cáo, sự kiện của tòa soạn hay sản xuất infographic – một kiểu bài truyền tải thông tin, số liệu dễ hiểu bằng hình ảnh.

Artboard 3.png

Với báo hình (truyền hình), các Nhà thiết kế đồ họa cần đặc biệt thuần thục kỹ năng về đồ họa chuyển động. Ngoài ra, với đặc thù của ngành sản xuất tin tức, các NTK đồ họa làm việc tại đây sẽ cần đặc biệt phải chuẩn deadline.

6. Công ty in ấn, sản xuất bao bì


Bao bì ngày nay không chỉ đơn giản là thứ để bọc sản phẩm, mà còn hơn thế. Người mua đôi khi quyết định chọn một sản phẩm trong vô số các nhãn hiệu cùng loại đôi khi chỉ vì thiết kế bao bì của nó. Cũng vì thế mà các hãng đua nhau cạnh tranh bao bì ấn tượng, mang thông điệp mạnh mẽ thậm chí thêm cả các chức năng hay ho (VD chai đựng nước kiêm tạ cho dân tập gym, hộp bánh cá in sẵn thẻ bài bên trong để dụ trẻ em…).

Nhà thiết kế đồ họa trong ngành bao bì cần biết nghiên cứu, phân tích khách hàng, thói quen sử dụng sản phẩm, tư duy sáng tạo mới mẻ. Thêm vào đó là khả năng tính toán tốt vì để thiết kế từ một mặt phẳng thành các khối hộp bao bì 3D luôn cần các số đo chính xác.

lip-1.jpg

Thiết kế bao bì son của Minh Ý – cựu sinh viên Thiết kế đồ họa LCDF - Hanoi từng được giới thiệu trên Behance – một website uy tín toàn thế giới dành riêng cho các Nhà thiết kế


7. Công ty xuất bản sách, truyện


Bìa sách là khuôn mặt của cuốn sách, phản ánh nội dung ẩn chứa bên trong, là công cụ tiếp thị quan trọng cho cuốn sách. Đó là lý do các nhà xuất bản luôn ưu tiên hàng đầu vào thiết kế bìa sách.

Nhà thiết kế đồ họa để làm việc được trong mảng này nên có thế mạnh vẽ minh họa, am hiểu phông chữ, cách dàn trang, layout. Họ sẽ phải thấu hiểu nội dung cuốn sách, thông điệp từ đó để lựa ra cách minh họa truyền tải có hồn nhất, và cả chất liệu in phù hợp với cá tính của cuốn sách đó.

Ngoài ra, các Nhà thiết kế đồ họa còn tham gia vào việc vẽ minh họa các trang nội dung. Thay vì truyền tải thông điệp bằng chữ, ngày càng nhiều tác giả/đơn vị muốn dùng tranh vẽ. Cũng vì thế mà nhà thiết kế đồ họa ngày càng đắt show tại các Nhà xuất bản.

8. Trưởng nhóm, giám đốc sáng tạo

Am hiểu chung về ngành, có tư duy sáng tạo đột phá và sự từng trải, bạn sẽ có trở thành người lãnh đạo trong các công ty, phòng thiết kế. Một giám đốc sáng tạo sẽ là người dẫn dắt cả phòng thiết kế, khởi xướng ý tưởng và thúc đẩy các thành viên hoàn thiện nó.

Để trở thành Creative Director của Ogilvy – Công ty truyền thông quảng cáo hàng đầu Việt Nam ông Nguyễn Hoàng Sa đã có tới 16 lăn lộn với ngành đồ họa cả trong và ngoài nước. Còn Phó tổng giám đốc công ty Bia Sài Gòn – ông Hoàng Đạo Hiệp – từng tiết lộ: “Lương nhân viên thiết kế thuộc hàng top trong doanh nghiệp”. Có thể hiểu mức lương hàng top này hẳn dành cho những vị trí đặc biệt như trưởng nhóm, giám đốc sáng tạo.
[/SIZE]
giam-doc.jpg

Giám đốc sáng tạo của Ogilvy Việt Nam quan tâm tới các dự án Thiết kế đồ họa của sinh viên LCDF - Hanoi

9. Freelancer ngành Thiết kế đồ họa với nhiều công việc: Thiết kế logo, website, poster quảng cáo, sáng tác truyện tranh, vẽ minh họa…

Ngày càng có rất nhiều Nhà thiết kế đồ họa chọn cách làm freelancer để được tự do và chủ động lựa chọn job họ yêu thích, phù hợp thế mạnh. Bạn có thể dạo qua các “chợ” việc làm cho freelancer về đồ họa trên mạng, facebook cả trong nước lẫn nước ngoài.

Nghề đồ họa freelancer giúp Nhà thiết kế đồ họa giải phóng bản thân khỏi môi trường công sở tù túng nhưng bù lại nó đòi hỏi bạn phải là người thực sự có năng lực và có kỷ luật vì lúc này, bạn chính là sếp/người quản lý chính mình. Đừng quên việc tự quảng bá bản thân.

Ví dụ: nếu là một người mạnh về vẽ minh họa, bạn có thể tự mở fanpage, blog hoặc website với các tác phẩm của mình. Nếu bạn chứng tỏ được năng lực, sẽ có những lời đề nghị hợp tác tìm tới như vẽ tranh quảng cáo hài hước, minh họa sách…

Kết luận

Đọc đến đây, hẳn bạn đã nhận ra cơ hội nghề nghiệp của ngành đồ họa như bầu trời rộng mở, đại dương mênh mông phải không nào. Ẩn sâu trong các công việc cơ bản ở trên vẫn còn rất nhiều vị trí hay ho nữa mà chỉ khi dấn thân, am hiểu về đồ họa, bạn mới có thể phát hiện ra và tự tạo ra cơ hội cho chính mình. Hãy cứ đam mê và chúc may mắn nhé!

Nguồn: LCDF-Hanoi
 

Đính kèm

  • do-hoa.png
    do-hoa.png
    185.8 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên