Học thiết kế đồ họa số nên bắt đầu từ đâu?

1. Hãy bắt đầu từ Nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa
Môn này chính là nền tảng của cả Mỹ Thuật, Kiến Trúc và Thiết kế. Và khi tìm hiểu mới thấy được các ứng dụng của các nguyên lý này là vô cùng lớn. Các bài viết chia sẻ về bố cục ảnh, về điểm vàng, về tỷ lệ các kiểu đều xuất phát từ những nguyên lý thị giác này.

Dưới đây là 10 yếu tố chi phối thị giác trong thiết kế, mỗi yếu tố sẽ có đặc tính riêng. Bạn sẽ tạo ra các ý tưởng, truyền tải được các thông điệp cần dưa vào đến khách hàng nếu như sử dụng và kết hợp các yếu tố này một cách hợp lý.

  1. Line : đường nét
  2. Color : ánh sáng/màu sắc
  3. Shape : mảng khối
  4. Space : không gian
  5. Texture : chất liệu
  6. Typography
  7. Size / scale : kích thước
  8. Dominance and Emphasis : điểm nhấn
  9. Balance : cân bằng
  10. Harmony : nhịp điệu
Sản phẩm của bạn là đẹp hay xấu – nó có làm khách hàng hài lòng hay không là do các yếu tố này quyết định phần nhiều. Chỉ là phần nhiều thôi nhé, bởi vì ngoài ra thì các bạn cũng cần thêm các kỹ năng mà mình nói tiếp ở phần tiếp theo.

Thiếu kiến thức về Nguyên lý thị giác là một lỗ hổng lớn đối mà nhiều người tự học Thiết kế đồ họa mắc phải. Nhưng nếu bạn đã đọc đến những dòng này thì bạn không còn là kẻ tự học một cách mò mẫm không định hướng nữa rồi.

2. Photoshop, Illustrator & Indesign
Bạn không thể sử dụng phần mềm thì bạn sẽ không thể là một Graphic Designer được. Và đã là dân thiết kế thì nên sử dụng tốt ít nhất là 1 trong 3 phần mềm này

  • Photoshop: chỉnh sửa ảnh
  • Illutrator: thiết kế sản phẩm in ấn, trên nền tảng vector (logo, baner, brochure, flyer, namecard …)
  • Indesign: dàn trang sách báo tạp chí
Các bạn nên học các kiến thức cơ bản về cách sử dụng công cụ trong Photoshop vì tất cả các tác phẩm được chỉnh sửa bằng Photoshop đều dựa trên những điều cơ bản này…Hãy dành thời gian làm quen với chúng đừng vội sử dụng các action có sẵn điều đó thực sự không tốt cho bạn.

3. Tham gia các nhóm, trang, hội và chia sẻ sản phẩm làm được:

Việc tạo ra được sản phẩm quan trọng và việc đưa nó tới gần với mọi người lại quan trọng không kém. Bởi cho người khác biết đến sản phẩm của mình bạn sẽ thu lại được rất nhiều thứ và quan trọng nhất là bạn nhận được các phản hồi điều này sẽ giúp cho sự tích lũy kinh nghiệm để phát triển.

4. Học theo chuyên gia:

Việc học theo học một chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm chắc hơn bản thân mình luôn làm tôi cảm thấy thích thú , những chia sẻ của họ thực sự là những bài học quý báu để bạn có thể đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

nhung-khai-niem-co-ban-ve-thiet-ke-do-hoa3-1024x777-1024x777.jpg


5. Tham gia các cuộc thi:

Điều nầy cực kì tốt cho những bạn thật sự muốn gắn bó với nghề. Khi bạn đã cảm thấy tự tin vào khả năng của mình, thử đặt ra thử thách cho chính mình với các giải thưởng hấp dẫn sẽ là 1 động lực thúc đẩy bạn mạnh mẽ hơn. Cơ hội để có thể giao lưu học hỏi trực tiếp từ các bạn trong nghề hoặc tìm cảm hứng từ sản phẩm của người khác sẽ là rất nhiều.

Định hướng được nghề nghiệp và lựa chọn được phương pháp, cách thức để theo đuổi nó không phải là điều đơn giản. Các kinh nghiệm học được liệt kê ở trên không quá khó, đòi hỏi người học cần nghiêm tục rèn luyện và thật chăm chỉ. Chúc các bạn thành công !

Nguồn: VTC Academy
 
cho em hỏi em muốn học thiết kế vậy em tự học được không hay là nên đi học ở trung tâm
 
Tùy nhu cầu nha bạn. học thiết kế kiểu pts căn bản thì có thể tự học tại nhà vì giờ có nhiều tài liệu hướng dẫn. Còn nếu mún học bài bản kiểu có tính logic và thẩm mỹ hay branding trong thiết kế thì tìm trường đào tạo chuyên môn mà học
 
vậy thì em học tại trung tâm đi cho dễ để giáo viên hướng dẫn cho mà biết học cở 2-3 tháng gì đó rồi mình tự học thêm ở nhà
 
hiện nay thì đang có những trung tâm dạy như vtc, khoa học tự nhiên, trung tâm kent và nhiều chổ dạy bạn cứ lên mạng tìm là có à
 
anh thấy mọi người hiện nay đang học nhiều tại trung tâm vtc em thử lên website của vtc tìm hiểu thử.
 
Back
Bên trên