Tutorial Giới thiệu và cách sử dụng Bộ lọc Filter Stylize trong Photoshop CS6

Các bộ lọc Stylize tạo nên những hiệu ứng hội họa ấn tượng trên hình ảnh bằng cách thay thế các điểm ảnh hoặc tìm và nâng cao độ tương phản của các mảng màu trong ảnh.

EGu6vCA.jpg

Filter > Stylize > Diffuse : Xáo trộn, phân tán các điểm ảnh gần nhau khiến cho vùng chọn bớt sắc nét.

GU2Yw7h.jpg


Không có mức độ cao thấp, chỉ có 4 chế độ: Normal (phân tán đều), Darken Only (chỉ phân tán vùng màu tối), Lighten Only (chỉ phân tán vùng màu sáng), Anisotropic (phân tán đều, mảnh và hơi mờ, tạo răng cưa nhẹ vùng biên màu).​

Filter > Stylize > Embos : Khiến cho vùng chọn có vẻ nổi lên hoặc lõm xuống bằng cách chuyển dạng màu tô thành màu xám và đồ lại các cạnh bằng màu tô nguyên thủy theo sắc độ trắng – đen.

6D9QFiE.jpg

– Angle: góc xoay so với nguồn sáng giả lập để xác định lồi hay lõm.
– Height: độ dày của phần lồi/ lõm.
– Amount: phóng đại độ dày, tạo chiều sâu cho các chi tiết nét không rõ ràng. Mặc định là 100%, tối đa là 500%, nhưng thường chỉ để mặc định hoặc tăng lên không quá 250, nếu dưới 100% thì mờ nhạt, độ sâu mất dần tác dụng.
– Cơ chế hoạt động của bộ lọc này: nhận dạng phần chuyển tiếp từ vùng màu sáng đến vùng màu tối, căn cứ vào góc Angle để xác định các vùng sẽ lồi hay lõm. Cụ thể: Góc Angle dương thì vùng màu sáng sẽ lõm xuống. Góc Angle âm thì vùng màu sáng lồi lên. Tương tự, vùng tối thì ngược lại.

Filter > Stylize > Extrude : Tạo nên các hình khối lập phương hoặc kim tử tháp trên hình ảnh ban đầu, trông như hiệu ứng vụ nổ phân mảnh đều. Tuy nhiên, nó vẫn bảo toàn được màu sắc của ảnh.

JOCxciG.jpg

– Type: gồm 1 loại: Blocks: phân mảnh dạng khối lập phương; và Pyramids: dạng kim tự tháp.
– Size: kích thước của 1 khối lập phương/ kim tự tháp. Thông số này càng lớn thì số lượng khối trong vùng chọn càng ít.
-Depth: chiều sâu của khối nổi. Ngoài kích thước chiều sâu có thể nhập tùy ý thì cách phân mảnh cũng chia thành 2 dạng:
+ Random: phân mảnh khối nổi ngẫu nhiên. Cái tên là như vậy, thực tế thì khối nổi có độ sâu (nhô lên) thấp nhất ở khu vực tâm vùng chọn, càng xa tâm thì độ sâu càng tăng, trông như vụ nổ ly tâm với biên độ lớn.
+ Level-based: khối nổi dựa trên cấp độ, không quá chênh lệch nhau như Random, nó giống như vụ nổ biên độ nhẹ, những vùng màu sáng và trung gian có khối nổi khá rõ hơn so với những vùng màu tối.
– Solid Front Faces: các khối chỉ mang mảng màu đơn chủ đạo cho từng phân mảnh, không lấy chi tiết. Tùy chọn này không áp dụng cho loại khối nổi Pyramids.

V13e1Vg.jpg

Mask Incomplete Blocks: bảo toàn chi tiết cho hình ảnh ban đầu dù đã bị phân mảnh. Đường biên ngoài cùng (độ dày tương đương thông số Size) cũng được bảo toàn nên không thể phân mảnh. Tuy nhiên, lệnh này gần như sẽ mất tác dụng nếu dùng chung với Solid Front Faces.​

PTS_269.png


Filter > Stylize > Find Edges: Đồng nhất hình ảnh bằng nền trắng, căn cứ vào độ chênh lệch chuyển tiếp từ các vùng màu tối và màu sáng để xác định viền và làm nổi bật viền bằng màu tối hơn.
  • Những viền càng đậm, càng rõ ràng tức là vị trí tại đó có độ chênh lệch màu sắc giữa sáng tối càng lớn.
  • Bộ lọc này không có tùy chọn nào khác.

PTS_270.png

Dù trông nó như tranh vẽ bằng bút chì nhưng đừng dùng cách này để tạo tranh vẽ chì nhé! Tôi sẽ nói về cách tạo tranh chì vào bài hướng dẫn khác.

Filter > Stylize > Solarize : Pha trộn một ảnh âm bản với một ảnh dương bản tương tự như khi một bản in đang được phơi sáng.
– Bộ lọc này cũng không có tùy chọn nào khác.
PTS_271.png

Filter > Stylize > Tiles: Phân mảng hình ảnh thành một loạt những mảnh ghép và dịch chuyển chúng lệch đi (ngẫu nhiên) một chút.​

PTS_272.png

– Number of Tiles: Số mảnh ghép (hình vuông) dọc theo cạnh đứng của vùng chọn.
– Maximum Offset: Cho giới hạn tối đa của mức dịch chuyển.
– Fill Empty Area With: quy định màu “bên dưới” để thấy được các đường dịch chuyển, có 4 loại:
+ Background Color: Tùy thuộc màu của ô background (như trong hình mình họa dưới dây, tôi chọn background màu trắng).​
PTS_273.png
  • Foreground Color: Tùy thuộc màu của ô foreground.
  • Inverse Image: màu sắc nghịch đảo của hình ảnh gốc.
  • Unaltered Image: lấy nguyên hình ảnh gốc làm “nền” bên dưới, nên sẽ khá là khó nhìn thấy sự dịch chuyển của các mảng.
Filter > Stylize > Trace Contour : Tìm những sự chuyển tiếp giữa các khu vực sáng nhất và vẽ nét viền mảnh lên đó bằng các kênh màu khác nhau.
– Vị trí có độ tương phản sáng – tối càng cao thì màu tại đó càng đậm.
– Màu sắc của viền tuy nói là theo kênh màu nhưng thực tế là mang màu tương phản với màu của hình ảnh gốc.
PTS_274.png
  • Level: mức độ phản ánh chênh lệch sáng – tối từ đó quy định độ dày phân phối nét viền. Level dao động từ 0 – 255, nhưng rõ ràng nhất trong khoảng 50 – 180.
  • Edge: có 2 mức: Lower và Upper (phạm vi viền rộng và chi tiết hơn Lower 1 chút).

Filter > Stylize > Wind : Tạo ra các vạch ngang rất nhỏ trên ảnh để giả lặp hiệu ứng gió tạt.
PTS_275.png
– Method: có 3 loại/ mức độ: Wind (các vạch mảnh, ngắn, hơi mờ, cảm giác mềm mại), Blast (các vạch dài, gắt, sắc cạnh, có xu hướng đơn sắc) và Stagger (các vạch ngắn, sắc cạnh).
– Direction: có 2 loại hướng “gió tạt”: From the Right (từ phải qua trái) và From the Left (Từ trái qua phải).​
 
  • Like
Reactions: TAH
Back
Bên trên