CASE STUDY: Làm thế nào để tạo ra được những hình minh họa phẳng

Mẹo số 1. Phân tích các tác phẩm của họa sĩ minh họa khác và học hỏi từ những sai lầm của họ

Học hỏi từ những sai lầm của bản thân là một điều rất thông minh. Nhưng học hỏi từ những sai lầm của người khác càng thông minh hơn. Đó chính là những điều mà chúng tôi muốn nói nếu như bạn muốn thiết kế của bạn nổi bật hơn so với những người khác. Bạn có thể học hỏi những cải tiến mới của họ nhưng cũng hoàn toàn có thể học hỏi từ những sai lầm của người đó.

Bằng cách phân tích các tác phẩm của họa sĩ minh họa khác nhau, bạn sẽ có thêm cơ hội để xác định cho mình những gì bạn thích nhất trong hình minh họa và những gì không nên sử dụng. Nó sẽ giúp bạn định hình một bức tranh rõ ràng về những gì bạn muốn thấy trong hình minh họa của bạn và truyền cảm hứng cho bạn về một số ý tưởng hữu ích có thể được áp dụng trong thiết kế của bạn.

frr2.jpg


Minh họa bởi Dmitrij​

Mẹo số 2. Chọn một bố cục và góc nhìn thú vị


Sử dụng một bố cục cân bằng và không thử nghiệm với sự bất đối xứng khi tạo ra thiết kế nhằm truyền đạt cảm giác bình tĩnh và ổn định. Ngược lại, tạo một bố cục bất đối sứng nếu bạn muốn thể hiện sự năng động hoặc căng thẳng.

Nếu bạn cần tạo ra một bố cục đa chiều, hãy cố gắng làm cho bố cục đó đặc biệt nhất có thể. Chẳng hạn, bạn có thể tạo điểm nhấn cho kế hoạch mà tại đó các nhân vật hoặc thành phần chính được đặt.

Cố gắng cảm nhận nhịp điệu của các thành phần minh họa.

frr3.jpg


Minh họa bởi Magda​

Mẹo số 3. Sử dụng các phép ẩn dụ trực quan

Cố gắng thể hiện ý tưởng đứng đằng sau minh họa của bạn. Mẹo chính của chúng tôi là không sử dụng những ý tưởng hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu. Thông thường, chúng được mở rộng, và có khả năng, nhiều nhà thiết kế đã sử dụng chúng trước đây. Như vậy, bạn sẽ không phải là duy nhất.

Dành thời gian để động não, nghiên cứu và tư duy thiết kế. Đừng hối hả để bắt đầu tạo hình minh họa. Thông thường, các ý tưởng hiệu quả cần có thời gian để định hình cũng giống như rượu vang càng ủ lâu lại càng ngon.

frr4.jpeg


Minh họa bởi SAM JI

Ý tưởng hình ảnh càng bắt mắt thì sẽ càng dễ dàng thu hút chú ý.

Mẹo số 4. Chọn kỹ bảng màu

Chúng ta đều yêu thích sự trực quan. Điều đầu tiên ảnh hưởng đến sự trực quan là màu sắc. Vì vậy, để đưa ra lựa chọn đúng đắn về bảng màu là điều rất quan trọng.

Màu sắc có thể nhấn mạnh tâm trạng minh họa và củng cố ý tưởng chính của nó. Hãy nhớ rằng màu sắc tương phản luôn tạo ra phép màu thực sự của nhận thức thị giác trong thiết kế. Sử dụng độ tương phản tông màu trong bố cục của bạn, kiểm tra tính chính xác các tông màu bạn đã chọn. Bạn thử xem hình ảnh ở chế độ đen trắng, nó chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu nếu hình minh họa đủ tương phản và đọc tốt.

frr5.jpg


Minh họa bởi Julia Hanke​

Mẹo số 5. Áp dụng texture thú vị trong hình minh họa

Áp dụng các texture khác nhau trong một thiết kế phẳng giúp cho minh họa trở nên bớt đơn điệu và tạo ra một bầu không khí có chủ đích. Các texture có thể bắt chước các vật liệu vật lý khác nhau như gỗ, đá, hoặc thậm chí là cỏ và nước. Chúng cũng có thể trông giống như các đường thẳng, chấm bi, kẻ sọc và các hình dạng hình học khác. Các loại texture này đặc biệt nổi tiếng trong thiết kế minh họa ngày nay.

frr6.jpg


Minh họa bởi Dmitrij

Phần kết luận

Bắt đầu với một ý tưởng trong đầu và lấy cảm hứng từ các tác phẩm nghệ thuật khác. Học cách "vay mượn" ý tưởng của người khác và biến nó thành ý tưởng mới của riêng bạn. Quan sát và dịch các yếu tố phức tạp thành các hình dạng hình học cơ bản và hãy nhớ giữ cho minh họa thật đơn giản. Hãy vui vẻ tạo minh họa của riêng bạn!

Tham khảo: Fireart Studio, Thumbnail: tonglao_UvU
 

Đính kèm

  • minh-hoa.jpg
    minh-hoa.jpg
    292.9 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên