Chia sẻ Cách quay phim bằng điện thoại không khó như bạn nghĩ

Nhiều bạn cảm thấy việc quay phim bằng điện thoại thật sự khó khăn và khó thực hiện. Ngày hôm nay, Bigstarmedia sẽ chia sẻ kiến thức giúp bạn có thể tự quay video bằng điện thoại để có được những video đẹp và độc đáo từ ngay chiếc điện thoại của bạn.

Hiện tại có nhiều loại điện thoại được trang bị tính năng quay phim khác nhau nhưng đều có những quy tắc chung. Để có được video chất lượng sẽ phụ thuộc vào hai tố chính là: Kỹ thuậtnghệ thuật quay phim. Mình sẽ đi lần lượt từng phần, hi vọng những chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân mình sẽ có ích với các bạn, nhất là với những bạn mới tìm hiểu về lĩnh vực này.

Những kỳ thuật này vẫn được Bigstar Media sử dụng để quay những thước phim chuyên nghiệp trong dịch vụ quay phim giới thiệu doanh nghiệp, nên đây là những thứ vũ khí rất bén giúp các bạn có thể quay phim chuyên nghiệp hơn bằng smartphone.

Tham khảo thêm cách quay phim doanh nghiệp tại link bên dưới:
HTML:
https://bigstarmedia.vn/dich-vu-san-xuat-phim-tu-gioi-thieu

Cách quay phim bằng điện thoại chuyên nghiệp
1. Chuẩn bị
Hãy chuẩn bị thật kỹ những thiết bị dưới đây, đặc biệt là nhân vật chính (chiếc điện thoại của bạn phải có một chất lượng tốt tốt một chút nhé)

  • Một chiếc điện thoại (tất nhiên phải có rồi :D) trang bị camera càng hiện đại càng tốt.
  • Sạc đầy pin
  • Dùng khăn mềm lau sạch ống kính camera trước khi quay. Điện thoại của chúng ta rất dễ bị bụi bẩn camera, khi quay – có thể sẽ có những vết bẩn hoặc chấm đen của bụi bẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng video.
  • Các phụ kiện (nếu có) như: Tripod, gimbal (chống rung), gậy chụp ảnh, đèn trợ sáng, mic rời…
  • Chuyển chế độ máy bay để không bị gián đoạn khi đang quay hình.
  • Kiểm tra dung lượng thẻ nhớ (nên để trống ít nhất từ 5 GB đến 10 GB, vì hiện tại để quay các video có chất lượng cao đòi hỏi dung lượng lưu trữ khá lớn). Tốt nhất bạn nên kiểm tra thường xuyên và xóa luôn những file không cần thiết lưu trong máy.


Kiem-tra-dung-luong-iphone.jpg

Kiểm tra dụng lượng điện thoại​
Chuẩn bị một phần mềm quay video và dựng video trên điện thoại là cần thiết nếu bạn muốn những thước phim của mình chất lượng hơn.

Nếu bạn không thể dựng video và biên tập lại trên máy tính, bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn về phần mềm chuyên làm video trên điện thoại: Tại Đây

2. Cách cầm máy
Nhiều người cho rằng cầm thế nào mà chả được. Tuy nhiên, cách cầm máy đúng sẽ giúp bạn:

  • Có được những khuôn hình chuẩn theo ý muốn
  • Hạn chế rung lắc (hình ảnh bị rung lắc xem sẽ rất nhức mắt khó chịu)
  • Tránh bị rơi máy khi đang quay
  • Nhìn chuyên nghiệp hơn.
Có 2 cách cầm máy cơ bản là cầm theo chiều dọc và cầm theo chiều ngang. Trong đó, cầm máy theo chiều dọc sẽ tạo cảm giác dễ dàng, chắc chắn hơn, tuy nhiên nó thường được sử dụng ở tính năng chụp ảnh chứ không phổ biến trong quay phim.

Hiện nay hầu hết các nền tảng đều lấy khung hình ngang làm chuẩn (chủ yếu theo tỉ lệ 16:9 – tức khung hình chữ nhật nằm ngang) nên khi quay phim thường cầm máy theo chiều ngang mới là chuẩn.

Thế nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy trên facebook, instagram hiện nay có rất nhiều video có khung hình vuông. Theo các hãng công nghệ này video hình vuông sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người xem khi không phải xoay ngang điện thoại để phóng to video. Không những vậy quay video khung hình vuông đặc biệt phù hợp với một số chủ đề. Ví dụ như ẩm thực được sử dụng rất nhiều.

Nếu bạn nào từng sử dụng ứng dụng Foodie, một ứng dụng chuyên dành cho chụp ảnh, quay phim các món ăn sẽ thấy khuôn hình mặc định của camera là hình vuông. Với khuôn hình này, bạn có thể cầm máy theo chiều dọc nên việc thao tác khá dễ dàng.

quay-phim-do-an-bang-dien-thoai.jpg

Quay phim đồ ăn bằng điện thoại​
Còn lại với hầu hết các ứng dụng camera được trang bị sẵn trên các smartphone hiện nay có khung hình chữ nhật, nếu sử dụng để quay phim thì bạn nên cầm máy theo chiều ngang bởi các vấn đề sau:

  • Giúp bạn quay được video có khung hình chuẩn, chuyên nghiệp và dễ dàng lấy bố cục cho hình ảnh.
  • Phù hợp với tất cả các nền tảng, từ phần mềm dựng phim cho tới khi xuất file thành phẩm, in ra băng đĩa để phát trên ti vi, upload lên các trang mạng xã hội như youtube, facebook… Mình từng thấy có nhiều bạn cầm dọc máy để quay video khi up lên youtube hình thường bị co lại rất bé, hai bên có vệt đen lớn, rất khó xem.
quay-video-doc-bi-loi-vien-den.jpg

Vậy quay phim bằng điện thoại theo chiều ngang thì cầm máy như thế nào cho đúng?​

Thú thực mình cũng không thích cầm điện thoại theo chiều ngang chút nào bởi nó tạo cảm giác không chắc chắn. Cầm không khéo rất có thể còn chạm ngón tay vào camera hoặc micro vì chúng hay được thiết kế ở góc của điện thoại (đúng chỗ cầm). Ngoài ra, với mỗi chiếc smartphone sẽ có thiết kế khác nhau, bạn hãy tự tìm ra cách cầm sao cho phù hợp với máy mà vẫn đảm bảo sự chắc chắn cũng như thao tác thuận tiện nhé.

Giải pháp mình thường sử dụng là gắn điện thoại lên gậy tự sướng hoặc Tripod. Mình cảm thấy cách cầm này rất thỏa mái và chắc chắn. Bạn có thể cầm máy bằng 1 tay, tay còn lại để thao tác trên màn hình. Nếu có thể, bạn hãy mua thêm một tay cầm chống rung dành riêng cho điện thoại. Sản phẩm có giá không quá cao nhưng rất hữu ích để bạn quay phim chuyên nghiệp hơn. Với các công cụ hỗ trợ kể trên, bạn còn có thể thỏa sức sáng tạo các góc quay độc – lạ mà mình sẽ hướng dẫn chi tiết ở sau.

trippod-chan-nhen-quay-video.jpg

Tripod chân nhện quay video​
3. Setup cơ bản
Trước khi bấm máy bạn nên kiểm tra lại các thiết lập của camera như độ phân giải điểm ảnh 4k, 2k, full HD, HD 720, SD…, tỷ lệ khuôn hình 16:9 hay 4:3, chế độ quay bao nhiêu khung hình/giây…

Thông thường nếu bạn sử dụng các ứng dụng camera sẵn có của smartphone thì các chế độ này đã được mặc định tối ưu ở chế độ cao nhất, bạn không thể can thiệp. Tuy nhiên vẫn có một số dòng máy cao cấp cho phép bạn tùy chỉnh những thiết lập này.

Nhiều người cho rằng cứ để độ phân giải cao nhất thì chất lượng video sẽ tốt nhất, điều này không sai. Thế nhưng trong một số trường hợp bạn vẫn cần thiết lập lại.

Ví dụ chiếc Samsung Galaxy Note 4 có khả năng quay phim tới 4k (độ phân giải điểm ảnh khoảng 3840 x 2160, cao gấp 4 lần full HD). Với video 4k bạn có thể chiếu hình ảnh lên cả bức tường mà hình ảnh vẫn không bị nhòe nhưng bù lại file video 4k thường rất nặng sẽ gây khó khăn trong khâu hậu kỳ (máy tính dựng hình phải có cấu hình khủng – thường chỉ các studio, hãng phim lớn mới đầu tư) và kén thiết bị đọc (đa phần máy tính phổ thông hiện nay sẽ bị giật lag khi đọc các file video 4k).

Còn nếu bạn đã lỡ quay video 4k trong khi máy tính của bạn quá yếu không thể biên tập hậu kỳ được thì có thể tham khảo cách xử lý tại đây. Ngoài ra, quay video 4k sẽ khiến điện thoại của bạn nhanh tụt pin và tiêu hao bộ nhớ do file video 4k có dung lượng lớn. Giả sử như smartphone của bạn chỉ còn trống khoảng 9-10 GB, nếu quay ở định dạng full HD bạn có thể quay liên tục khoảng 45 phút nhưng ở định dạng 4k thì thời gian sẽ bị giảm xuống còn chưa tới 10 phút.

quay-video-4k-co-that-su-can-thiet.png

Vì những lý do nêu trên, nếu bạn chỉ cần sản xuất những video để phát trên mạng xã hội youtube, facebook hay các ti vi full HD thông thường và cần phải có khâu biên tập, hậu kỳ thì nên setup lại.

Hiện nay độ phân giải Full HD 1920×1080 đang được sử dụng rộng rãi bởi độ nén cao, dung lượng file nhẹ phù hợp với hầu hết thiết bị đọc – phát mà hình ảnh không thua kém nhiều lắm so với full HD.

Nếu bạn đã từng up video lên youtube, khi xem lại video của mình bạn có để ý dù có up video có độ phân giải full HD thì thông thường youtube cũng chỉ tự động phát ở định dạng HD720 đến Full HD 1920×1080, chỉ trong trường hợp bạn dùng gói internet có băng thông lớn thì youtube mới tự động phát ở các định dạng cao hơn.

Do-phan-giai-man-hinh.jpg

Độ phân giải màn hình​
Với các setup khác bạn có thể để nguyên theo mặc định của máy như tỷ lệ khuôn hình thường là 16:9 (video có khuôn hình chữ nhật phù hợp với hầu hết các thiết bị hiện nay); tốc độ màn chập từ 24 frame/giây trở lên là ổn. Tốc độ màn chập được hiểu là bạn sẽ chụp bao nhiêu hình ảnh/1 giây (vì thực chất video được ghép từ nhiều ảnh chụp). Tốc độ màn chập sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của hình ảnh cũng như lượng ánh sáng vào đi vào cảm biến. Do đó nếu biết sử dụng linh hoạt trong từng trường hợp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình quay phim bằng điện thoại. Những kỹ thuật này mình sẽ nói kỹ hơn ở phần sau.

4. Thiết lập chế độ quay phim nhanh
Làm quen với việc mở camera nhanh sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng hơn trong những trường hợp khẩn cấp để không bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng.

Hầu hết smartphone hiện nay đều cho phép mở nhanh camera. Ví dụ với các dòng máy iphone sử dụng hệ điều hành ios 9, ngay từ màn hình khóa bạn chỉ cần chạm vào biểu tượng máy ảnh rồi kéo thẳng lên trên như vén một bức mành là được. Từ ios 10 trở lên thì thao tác này còn dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần nháy phím home 2 lần là camera sẽ tự động mở (ios 11 là bấm phim home rồi gạt màn hình sang phải). Một số dòng máy của sam sung cũng cho phép cách làm tương tự.

Tuy nhiên ngay cả chiếc Samsung Galaxy S8 rất hiện đại, trước khi sử dụng tính năng này, bạn phải thiết lập cho máy theo cách sau (các máy samsung khác cũng sêm sêm như vậy bạn cứ thế làm theo): Vào setting -> chọn Advanced features (tính năng nâng cao) -> tìm và tích bật tính năng Quick launch Camera lên.

Sau đó bạn thử khóa màn hình lại và nháy thử phím home 2 lần xem đã được chưa nhé.

Sau khi mở camera, bạn chỉ cần gạt màn hình sang trái, sang phải để chuyển đổi giữa các chế độ chụp ảnh, quay phim, time-lape, slow-motion… rất dễ dàng phải không. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nút tăng giảm âm lượng để quay – chụp cũng sẽ tiện lợi hơn rất nhiều so với việc phải chạm vào phím ảo trên màn hình.

5. Những thao tác máy cơ bản
Khi mới bắt đầu bạn thường quay phim như thế nào ? có phải cứ bật máy lên là quay chẳng cần theo bất kỳ quy tắc nào. Kết quả khi xem lại hình ảnh rất rung giật, thậm chí lúc lúc xoay ngang, lúc lật dọc đến chóng cả mặt. Trước đây mình cũng như vậy thôi. Có vô số lỗi mà những người quay phim bằng điện thoại gặp phải mà thực ra chỉ cần tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản, video của họ sẽ dễ xem hơn rất nhiều.

Đảm bảo không bị rung hình
quay-video-khong-bi-rung.jpg

Quay video không bị rung​


Đây là nguyên tắc đầu tiên trong quay phim bắt buộc bạn phải nhớ. Một cảnh quay bị rung tay sẽ đem lại cảm giác không chuyên nghiệp và gây khó chịu cho khán giả. Đối với điện thoại việc giữ cho máy không bị rung khi quay sẽ khó khăn hơn so với máy quay chuyên nghiệp bởi smartphone có trọng lượng và kích thước nhỏ rất khó cầm. Để khắc phục được vấn đề này bạn có thể sử dụng một số thủ thuật sau:

  • Cầm chắc máy
  • Nín thở khi quay
  • Tìm điểm tựa: Khi quay phim bạn nên quan sát xem xung quanh có bức tường hay cái bàn, cái ghế nào không, bạn có thể dựa lưng, chống khỉu tay lên bàn… sẽ rất hữu ích để chống rung cho camera phone.
  • Sử dụng chân máy: Sử dụng chân máy luôn đem lại những cảnh quay rất ổn định. Ngay cả những nhà làm phim chuyên nghiệp cũng không thể thiếu thiết bị hỗ trợ hữu ích này.
  • Sử dụng gậy tự sướng và tripod chân nhện. Như đã nói ở trên mình rất thích sử dụng 2 công cụ hỗ trợ này bởi nó giúp mình có thêm nhiều góc máy sáng tạo đồng thời lại rất cơ động, dễ cầm nắm nên có khả năng chống rung hữu hiệu.
  • Sử dụng gimbal chống rung: Hiện nay có rất nhiều gimbal chống rung điện tử cho smartphone với giá thành khá hợp lý. Đây là giải pháp tuyệt vời để bạn quay video bằng điện thoại nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau, từ công việc cho tới giải trí.
Quay nhiều cảnh
Cảnh quay là thời gian từ khi bạn bấm nút rec (ghi) cho tới khi bạn bấm kết thúc để tạo ra 1 video. Những người không chuyên thường chỉ quay 1 cảnh cho toàn bộ video, có cảnh quay dài tới cả tiếng đồng hồ. Còn người quay phim chuyên nghiệp họ chỉ quay những cảnh cần thiết sau đó ghép lại thành 1 video hoàn chỉnh gồm nhiều cảnh quay.

Các bạn có để ý khi xem thời sự, mỗi cảnh quay chỉ khoảng từ 3-5 giây, cảnh nào dài thì cũng chưa tới 10 giây. Mỗi bản tin là chuỗi ghép vài chục cảnh quay ngắn như vậy. Có vài kỹ thuật quay chính như sau:

  • Cảnh quay tĩnh: là cảnh quay sau khi bấm ghi hình bạn sẽ giữ nguyên bố cục khuôn hình cho tới khi kết thúc cảnh quay (nên sử dụng nhiều nhất).
  • Lia máy: Đó là bạn quay camera từ trái qua phải, từ dưới lên trên hoặc ngược lại (hạn chế sử dụng). Động tác phải dứt khoát nhưng chậm rãi. Một cảnh quay chỉ lia máy theo một chiều ngang hoặc dọc.
  • Di chuyển: Vừa quay vừa di chuyển (có thể là đi bộ hoặc chạy…) –> quay cảnh này bạn phải có các kỹ thuật chống rung cho điện thoại.
Luôn quay đủ “một câu hình ảnh”
Tức là bạn quay đủ các cỡ cảnh gồm: Toàn cảnh – trung cảnh – cận cảnh – đặc tả.

Ví dụ bạn muốn truyền đạt nội dung câu văn sau bằng ngôn ngữ hình ảnh: “Các cầu thủ đang đá bóng”. Các cảnh quay bạn cần có như sau:

  • Cảnh 1: Toàn cảnh sân bóng rất huyên náo
  • Cảnh 2: Trung cảnh: một vài cầu thủ đang tranh cướp bóng
  • Cảnh 3: Cận cảnh: một cầu thủ đang tăng tốc
  • Cảnh 4: Đặc tả: Cầu thủ tung chân sút bóng
Như vậy với 4 cảnh quay, bạn có thể truyền đạt được toàn bộ nội dung câu chuyện mà không cần thêm một lời nào mà người xem vẫn hiểu nội dung qua hình ảnh.

Cac-khuon-hinh-co-ban.png

Ý nghĩa của các cảnh quay:

  • Toàn cảnh: giúp khán giả hình dung được bối cảnh nơi xảy ra sự việc
  • Trung cảnh: miêu tả sự việc đang diễn ra
  • Cận cảnh: Mô tả chi tiết
  • Đặc tả: Điểm nhấn (thường chọn những chi tiết tác giả muốn nhấn mạnh và để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem) – VD: cái bắt tay của 2 nguyên thủ quốc gia.
Một video không phải lúc nào cũng nhất thiết phải có đầy đủ cả 4 cảnh trên nhưng bạn vẫn nên quay đầy đủ để thuận lợi cho việc biên tập sau này, thừa còn hơn thiếu phải không?

Hạn chế zoom khi quay phim bằng điện thoại
Rất hiếm khi mình sử dụng tính năng này bởi các lý do sau:

  • Zoom trên smartphone là zoom số, tức là sử dụng kỹ thuật số hay còn gọi là phần mềm để phóng to các chi tiết trên hình ảnh được thu từ camera. Do đó, khi zoom hình ảnh bị phóng đại dẫn tơi bị mờ, vỡ ảnh, nhìn rất xấu.
  • Mặt khác, lạm dụng sử dụng zoom khi quay phim còn khiến hình ảnh bị rung lắc nhiều hơn và lượng ánh sáng vào máy ít hơn, chất lượng video sẽ càng tệ.
Giải pháp là dùng chân để zoom. Tiến sát đối tượng sẽ cho chất lượng hình ảnh rõ nét, chân thật hơn. Nếu cần bạn có thể zoom một chút để lấy bố cục khuôn hình cho đẹp.

Chọn góc máy
Nhiều người khi quay phim thường có cảm giác “ngại” nên chỉ đứng im một chỗ rồi lia máy qua lại. Điều này hoàn toàn sai lầm. Làm như vậy bạn sẽ không bao giờ có được những video chất lượng. Người xem cần được nhìn ở nhiều góc máy khác nhau để có thể thấy được toàn diện của sự việc. Bạn hãy thử di chuyển qua nhiều vị trí, có thể hạ thấp góc máy hoặc trèo lên một điểm cao nào đó quay xuống, nấp sau tiền cảnh (có thể là một bông hoa, một hàng ghế khán giả…). Như vậy các cảnh quay của bạn mới không bị nhàm chán, và lôi cuốn người xem từ cảnh này sang cảnh khác cho tới khi video kết thúc.

Quay chủ thể chuyển động
Chủ thể chuyển động thường có xu hướng lao ra khỏi tầm ống kính của bạn. Đừng cố lia camera theo một cầu thủ hay một chú chó đang chạy nhanh sẽ khiến hình ảnh rất nhòe và rối mắt. Bạn hãy xem chủ thể đang chuyển động về phía nào để đứng phía trước quay đón đầu. Nếu sử dụng gimbal chống rung bạn có thể vừa quay vừa chạy theo đối tượng sẽ tạo ra những cảnh quay rất sống động.

Kỹ thuật “trám hình”
Lưu ý: Trong nhiều trường hợp có lúc chúng ta sẽ quay những cảnh rất dài. Ví dụ bạn muốn quay trọn vẹn cảnh cô ca sĩ thể hiện 1 bài hát khoảng 5 phút. Trong 5 phút ấy bạn hãy giữ máy cố định ở 1 góc chuẩn nhất, đẹp nhất. Nếu muốn quay khán giả thì bạn nên dừng lại và chuyển sang quay một cảnh mới, không nên để máy đang quay rồi lia thẳng xuống khán giả.

Do không mang chân máy nên mình phải ghì camera xuống mặt bàn cho đỡ rung, hình bị hơi nghiêng chút các bạn xem tạm.

Trong video mình có thể quay được toàn bộ tiết mục văn nghệ nhưng vẫn có những cảnh phụ khác như: Người xem, toàn cảnh hội diễn…

Vậy sẽ có nhiều bạn thắc mắc, nếu đang quay tiết mục văn nghệ kể trên mà dừng máy để quay xuống khán giả thì đoạn video quay tiết mục văn nghệ này sẽ bị đứt đoạn; còn nếu để nguyên máy mà lia xuống thì hình sẽ bị rung giật nhìn sẽ không chuyên nghiệp. Bí quyết ở đây chính là kỹ thuật “trám hình”.

Thực ra tất cả các cảnh khán giả, toàn cảnh hội diễn… đã được mình quay ở những thời điểm trước và sau của bài hát. Sau đó mình sử dụng những hình ảnh này trám đan xen vào tiết mục để tạo cảm giác tất cả diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, sử dụng cách này bạn cần lựa chọn hình ảnh thật kỹ, tránh để 1 nhân vật xuất hiện cả trên sân khấu và hàng ghế khán giả, bởi họ không thể cùng lúc vừa biểu diễn vừa ngồi nghe tiết mục của chính mình phải không nào.

Kỹ thuật trám hình được sử dụng rất nhiều trong dựng phim. Bằng kỹ thuật này, chỉ với 1 chiếc smartphone, video của bạn vẫn có thể truyền tải toàn bộ nội dung câu chuyện bằng hình ảnh tới người xem.

Như vậy, dù làm phim bằng thiết bị gì, bạn vẫn cần nắm được những kỹ thuật cơ bản về cách quay, cách dựng hình ảnh. Do đó, trong các phần tiếp theo của bài viết, mình sẽ tiếp tục chia sẻ các mẹo, thủ thuật quay phim bằng điện thoại (smartphone) kết hợp với kỹ thuật dựng phim, xử lý hậu kỳ. Nếu còn gì chưa rõ trong bài viết này, bạn hãy comment phía dưới, mình sẽ trả lời sớm.

Nguồn:
HTML:
https://bigstarmedia.vn/cach-quay-phim-bang-dien-thoai.html
 
Back
Bên trên