8 Phong cách thiết kế cổ điển mà Designer nên biết

Xu hướng phản ảnh về các phong cách thiết kế tức thời và các trào lưu để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên, có những phong cách thiết kế vẫn tồn tại sau hàng chục thập kỹ, thậm chí là vài thế kỹ. Khi con người dần cạn ý tưởng, chúng ta thường có xu hướng hồi sinh các phong cách cổ xưa. Dưới đây là những phong cách cổ điển vẫn còn sống mãi theo thời gian.

1. Art Nouveau

Art Nouveau được xem là phong cách nghệ thuật “tổng hợp”, với sự ảnh hưởng rộng lớn trong mọi lĩnh vực thiết kế: nghệ thuật trang trí (đồ trang sức, đồ nội thất, dệt may, đồ chế tác bằng bạc, đồ dùng gia đình, đèn chiếu sáng), kiến trúc, nghệ thuật đồ họa, thiết kế nội thất và hội họa. Phong cách Art Nouveau nổi bật bởi tính hoa mĩ, lượn sóng, bất đối xứng, các họa tiết cách điệu hóa từ hình thức tự nhiên (hoa và cây), hình ảnh tiên nữ cùng các đường cong mềm mại (vòng cung, parabol, và hình bán nguyệt)…Art Nouveau có thể được nhắc đến như "người tiền nhiệm" quan trọng của Chủ nghĩa Hiện đại.

Phong cách đã được tái sử dụng trong thế kỷ 20 và 21; Các nhà thiết kế đương đại đã tái hiện lại phong cách thiết kế này và làm cho nó trở nên tối giản hơn.

PelloCaffe.jpg

2. Art Deco

Nghệ thuật trang trí hiện đại với tên gọi Art Deco đã ra đời từ tổng hòa mối quan hệ trên khi mà mỗi lĩnh vực đã tiến tới những thành tựu đáng kể. Thời kỳ này tại Pháp hội tụ đủ những điều kiện khiến cho trào lưu Art Deco ra đời và trở thành một trường phái nghệ thuật trang trí mới, biểu hiện cho một lối sống thời thượng những thập niên đầu thế kỷ 20 của Châu Âu và thế giới.

Năm 1925, sau cả quá trình trì bị trì hoãn do chiến tranh thế giới I, cuộc triển lãm quốc tế nhằm tôn vinh nghệ thuật trang trí công nghiệp hiện đại cuối cùng cũng đã được tổ chức tại Pháp, mang tên “Exposition Internationale des Arts Décoratifs et Industriels Modernes” dịch là Triển lãm quốc tế về nghệ thuật trang trí và công nghiệp hiện đại. Art Deco là tên viết tắt của “Art Dé’coratifs”.Art Deco mang dấu ấn của nghệ thuật trang trí với tinh thần hiện đại, do đó một cách tự nhiên đã hướng tới quan hệ hữu cơ với Design hiện đại.

art-deco.jpg


Minh họa: Laura Lhuillier

3. Bauhaus

Staatliches Bauhaus (nghĩa đen là xây nhà) được kiến trúc sư Đức Walter Gropius thành lập năm 1919 ở thành phố Weimar. Mặc dù tên gọi của ngôi trường có liên quan đến kiến trúc, và thực tế người sáng lập của trường là một kiến trúc sư, Bauhaus, trong năm đầu tiên tồn tại, không hề có bộ môn kiến trúc.

Tuy vậy, nó được thành lập với ý tưởng về việc tạo dựng một công trình nghệ thuật "tổng thể", mà trong đó các thể loại nghệ thuật, bao gồm cả kiến trúc, cuối cùng sẽ liên kết lại với nhau.

For-Arts-Sake.jpg

Phong cách Bauhaus sau này trở thành một trong những dòng có ảnh hưởng nhất trong ngành thiết kế hiện đại, ngành kiến trúc hiện đại và ngành đào tạo về nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc.

Phong cách Bauhaus đã có một ảnh hưởng sâu sắc vào sự phát triển kế tiếp trong nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp và nghệ thuật sắp chữ.

shutterstock_1144645778.jpg

4. Mid-Century Modern

Mid-Century Modern đã phát triển ở Mỹ vào những năm 1930. Được đặt tên là Mid-Century Modern (MCM) của nhà văn Cara Greenberg vào những năm 1980, MCM được công nhận là một phong cách có ảnh hưởng lớn, truyền cảm hứng cho nội thất, sản phẩm, kiến trúc, đồ nội thất và thiết kế đồ họa từ những năm 1930 cho đến giữa những năm 1960.

Đặc biệt phổ biến ở California và Brazil (sau này là do công trình của kiến trúc sư Oscar Neimeyer), Mid-Century Modern được tôn vinh vì cách tiếp cận đặc trưng của nó đối với thiết kế hiện đại. Các nhà thiết kế đồ họa của thời kỳ MCM ưa thích thiết kế phẳng , hình dạng năng động và một cách tiếp cận vui vẻ, táo bạo để minh họa.

MCM mang đến cho các thiết kế một tâm trạng bao quát, tràn đầy năng lượng, khiến nó trở thành phong cách thiết kế cổ điển hoàn hảo cho các sự kiện cộng đồng.

Mid-Century-Modern.jpg


Minh họa: Justin Mezzell

5. Pop Art

Pop Art là một trào lưu nghệ thuật không còn xa lạ với con người, đặc biệt là giới trẻ. Ngày nay nghệ thuật Pop Art có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lĩnh vực thời trang, quảng cáo, mỹ thuật và với nội thất, Pop Art cũng tạo nên một phong cách mới mẻ, đầy cuốn hút.

Pop Art.jpg

Pop art (viết tắt của chữ popular art tức nghệ thuật đại chúng) là trào lưu mỹ thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng của thời đại công nghiệp. Nó ra đời vào giữa thập niên 1950 và gắn liền với các thị lớn, đặc biệt với những hình thức thông tin mới như truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, truyện tranh,... Từ năm 1960, Pop art từ Mỹ lan sang Châu Âu và biển đổi thành nhóm Tượng hình mới (Nouvelle Figuration), Hiện thực mới (Nouveau Réalisme)

6. Baroque

Baroque.jpg

Phong cách Baroque được trang trí công phu hơn và có nhiều đường cong và các yếu tố trang trí. Cách sử dụng phổ biến nhất của phong cách baroque trong thiết kế hiện đại là thông qua các kiểu chữ trang trí, chẳng hạn như những kiểu chữ được sử dụng cho chữ lồng, thiệp mời đám cưới hoặc các kiểu chữ Script uốn lượn.

7. Gothic

Phong cách thiết kế đồ họa gothic bắt nguồn từ kiến trúc. Gothicism là phổ biến trong thời trung cổ và khi nói đến thiết kế đồ họa thường được kết hợp nhất với kiểu chữ - phong cách kiểu Gothic - và kết cấu phức tạp và bảng màu cơ bản.

Spearhead-Vintage-Gothic-Typeface.jpg


8. Grunge

Grunge - một trong những phong cách gây nhiều ý kiến trái chiều nhất, tuy ban đầu không hề nhận được sự hưởng ứng từ giới chuyên môn nhưng sau này Grunge đã được tiếp nhận và trở thành di sản của thời trang thế kỉ 20. Grunge là phong cách được khởi xướng bởi những thanh thiếu niên mê rock, có phảng phất chút hình ảnh của hiphop, punk,.. Không hề có quy tắc nào.

Grunge.jpg

Grunge-1.jpg

Design: MadeByStudioJQ

Mang trong mình sự thô kệch và bụi bặm đặc hữu của khung cảnh grunge thập niên 90, phong cách này áp dụng việc sử dụng nhiều phương pháp thiết kế bị phê bình trong thiết kế. Các đường nét không đều, các yếu tố quanh co, các vết nhăn, chữ viết thô kệch và các họa tiết, texture sần sùi hoặc bị rách đều đóng vai trò trong việc truyền tải tông màu của phong cách grunge.

Tham khảo ShutterStock, Illustration: ranganath krishnamani
 
Back
Bên trên