Chia sẻ 7 “thủ thuật” phối màu chuẩn không cần chỉnh designer nên biết

7 “thủ thuật” này dựa trên nền tảng là một bánh xe màu sắc gồm có 12 màu chủ đạo. Từ bánh xe này, Ezimar sẽ gợi ý giúp bạn chọn ra cách phối màu “chuẩn không cần chỉnh”

Những màu sắc nào cấu tạo nên bánh xe màu sắc?


Các màu cấp 1 (màu cơ bản): Có 3 màu cơ bản. Đó là đỏ (red), vàng (yellow), xanh (blue). Việc pha trộn 3 màu này với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại.​

colour-wheel-complementary-colours-desktop-resolution.gif


Các màu cấp 2: Có 3 màu cấp 2. Chúng được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản với nhau. Đó là màu tím (purple) được trộn bởi màu xanh + đỏ; màu cam (orange) được trộn từ màu đỏ + vàng, và xanh lá cây (green) được trộn từ màu vàng + xanh.​

a290bdf3b8e7f97eb328814d89eefa12.jpg

Các màu cấp 2 trong vòng tròn màu sắc
Các màu cấp 3: Gồm có 6 màu là: yellow-green, blue-green, blue-violet, red-violet, red-orange, and yellow-orange. Chúng được tạo ra bằng cách pha trộn các màu cơ bản với màu cấp 2.​


mau-cap-3.jpg

Các màu cấp 3 trong vòng tròn màu sắc
Cuối cùng ta có bánh xe đầy đủ 12 màu sắc:
vong-tron-mau.jpg

Bánh xe 12 màu
Khi cần lượng màu phong phú hơn, từ 12 màu trên, ta còn có thể pha thêm màu trắng hay màu đen để tạo ra các màu sắc mới với các sắc độ đậm, nhạt khác nhau.

mau-doc-sac.jpg

Màu sắc với độ đậm nhạt khác nhau
7 cách chọn màu trang trí nội thất từ bánh xe màu sắc
1. Chọn màu đơn sắc: Tức là chỉ chọn một màu trong bánh xe. Việc chọn màu đơn sắc trong thiết kế sẽ giúp tạo ra một không gian có tính gắn kết, tránh được cảm giác lộn xộn.
chon-mau-don-sac.gif
Đây là cách chọn màu đơn sắc. Rồi màu đơn sắc này ta có thể pha thêm màu trắng hay đen để có được các sắc độ đậm nhạt khác nhau (như dãy hình chữ nhật bên phải).
phong-cach-noi-that-don-sac.jpg

Sử dụng đơn sắc trong nội thất phòng khách
2. Chọn màu liền kề: Tức chọn các màu đứng cạnh nhau trong bánh xe. Người ta áp dụng cách này khi cần dùng nhiều màu trong một không gian nhưng vẫn muốn giữ cảm giác về một màu nào đó mình yêu thích.​

chon-mau-lien-ke.gif


Chọn màu liền kề


mau-tuong-tu-noi-that.jpg

Thiết kế nội thất phòng khách với màu sắc liền kề
3. Chọn cặp màu tương phản: Tức là chọn các cặp màu nằm đối xứng nhau trong bánh xe màu sắc. Hãy chọn cặp màu tương phản nhau khi bạn cần tạo điểm nhấn để thu hút mắt nhìn.
chon-mau-tuong-phan.gif
Màu tương phản trong bánh xe

noi-that-mau-tuong-phan.jpg
Nội thất phòng khách với màu sắc tương phản
4. Chọn cặp màu tương phản bổ sung (kiểu chữ T): Tức là chọn màu theo hình chữ T từ bánh xe màu sắc (xem hình dưới). Nó gồm một màu chính và hai màu bên cạnh màu tương phản với nó. Áp dụng cách này khi bạn không thích một sự tương phản quá rõ ràng, và muốn cho việc sử dụng màu được đa dạng hơn.


chon-mau-chu-T-dep.gif

Kiểu chọn màu chữ T

tuong-phan-bo-xung-phong-khach.jpg

Một kiểu phối màu tương phản bổ sung trong nội thất

5. Chọn màu theo hình tam giác: Là chọn ra ba màu tại ba đỉnh của tam giác đều trên bánh xe màu sắc (xem hình dưới). Bạn áp dụng kiểu này khi cần có nhiều màu để phối hợp.

chon-mau-hinh-tam-giac-dep.gif

Chọn màu theo hình tam giác

phong-ngu-tre-em-mau-tam-giac.png

Phối màu tam giác (vàng – xanh – đỏ) cho một phòng ngủ trẻ em

6. Chọn màu theo hình vuông: Là chọn ra bốn màu tại bốn đỉnh của hình vuông trên bánh xe màu sắc (xem hình dưới). Tương tự như cách chọn màu theo hình tam giác – bạn dùng khi cần sự đa dạng về màu sắc.


chon-mau-hinh-vuong-dep.gif
Chọn màu theo sơ đồ hình vuông
7. Chọn màu theo hình chữ nhật: Tương tự như cách chọn màu theo hình vuông, bạn chọn ra bốn màu tại bốn đỉnh của hình chữ nhật (như hình dưới).

chon-mau-chu-nhat-dep.gif

Chọn màu theo sơ đồ hình chữ nhật

Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế
Bánh xe màu sắc sẽ giúp bạn trong việc phối màu, nhưng chọn màu nào làm chủ đạo thì tùy ý thích của bạn. Và bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của các màu sắc để có được lựa chọn phù hợp nhất.

Xanh lam
Xanh lam được yêu thích nhất trong thiết kế nội thất. Là màu của bầu trời và đại dương, xanh lam mang đến sự tin tưởng, hòa bình, ổn định, chân thành và toàn vẹn. Đây là màu hiếm hoi có tỉ lệ yêu thích bằng nhau ở cả nam và nữ. Con người dễ tưởng tượng hơn trong một căn phòng màu xanh. Màu này hợp với người mạng Thủy.

Xanh lá
Là màu phổ biến trong tự nhiên và được ưa thích thứ hai trong thiết kế nội thất. Nó mang lại cảm giác tươi mới, khỏe khoắn. Tuy nhiên khi xanh lá ngả sang vàng nó làm ta liên tưởng đến sự ốm đau, bất hòa. Trong khi đó, xanh lá đậm lại tượng trưng cho tham vọng. Màu xanh lá hợp với người mạng Mộc, mạng Hỏa.

XanhLa1.jpg

Màu cam
Dùng màu cam khi thiết kế nội thất cần hết sức cẩn thận mới đạt hiệu quả mong muốn. Màu cam tối liên quan đến sự hòa giải. Màu đỏ cam – khát vọng, đam mê, khao khát hành động. Màu cam hợp với người mạng Hỏa, mạng Thổ.

Cam.jpg

Màu đỏ
Màu bắt mắt nhất trong tất cả các màu. Nó thích hợp cho phòng đọc sách, phòng tập. Màu đỏ đậm: Sự can đảm, may mắn. Đỏ nhạt: Niềm vui, đam mê và tình yêu. Màu đỏ hợp với người mạng Hỏa, mạng Thổ.

Do.jpg

Màu xám
Màu xám là màu của sự thông minh, hiểu biết. Màu xám cũng gợi lên sự ổn định, trưởng thành, có cá tính và uy quyền. Màu xám hợp với người mạng Thủy.

Xam.jpg

Màu hồng
Là màu của tuổi trẻ, sôi động, nó cũng nhiều năng lượng như màu đỏ. Màu hồng cũng trượng trưng cho tình yêu, sự nhạy cảm. Màu hồng hợp với người mạng Hỏa, mạng Thổ

Hong.jpg

Màu vàng
Tâm lý học cho rằng màu vàng là màu hạnh phúc nhất trong phổ màu. Mang ý nghĩa lạc quan, ấm áp, giác ngộ, màu vàng rất dễ sử dụng, có thể dùng trong mọi không gian nội thất. Màu vàng hợp với người mạng Kim, mạng Thổ.

vang.jpg

Màu tía
Đây là màu sắc này tượng trưng cho hoàng gia, sự sang trọng, tâm linh và trí tuệ. Căn phòng màu tía kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo. Màu này hợp với người mạng Hỏa, mạng Thổ.

Tia.jpg

Màu nâu

Tương tự màu đen, khá cổ điển nhưng thể hiện sự tinh tế, giàu có. Màu nâu hợp với người mạng Thổ, mạng Kim. Hy vọng 7 nguyên tắc trên sẽ mang đến cho bạn những gợi ý thú vị trong việc chọn màu sắc để phối hợp khi thiết kế nội thất, cũng như khi chọn trang phục, làm đẹp…

Nau.jpg

Nguồn: Đẹp


 
Back
Bên trên