2 Kỹ thuật sử dụng Filter của các Photographer chuyên nghiệp

Các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh thích sử dụng Filter phân cực (PL) và Filter neutral density (ND) vì chúng giảm phản xạ ánh sáng và giảm tốc độ cửa trập, giúp cho có thể có được những tấm ảnh lẽ ra không thể có được. Ở đây, 2 nhiếp ảnh gia chia sẻ cách họ tạo ra những tác phẩm ngoạn mục với sự hỗ trợ của các Filter này. (Người trình bày: Hidehiko Mizuno, Takehito Miyatake)

nd-filter-landscape_1872-1.jpg


EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/14, 25 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight

Filter: Filter ND400/ Địa điểm: Hashigui Rocks (Wakayama, Nhật Bản)
Ảnh của Takehito Miyatake

Filter neutral density (ND) giúp giảm lượng ánh sáng đi vào máy ảnh, điều này làm giảm tốc độ cửa trập. Kính lọc hữu ích trong việc làm cho mặt nước trông mượt như lụa.

Filter ND400: Làm nổi bật không khí thanh bình, kỳ bí bằng phơi sáng lâu

Hàng đá thẳng tắp trên biển này được gọi là Hashigui-iwa ("đá trụ cầu"). Theo truyền thuyết địa phương, chúng là một cây cầu chưa hoàn thành dẫn đến Quần Đảo Oshima liền kề, và là kết quả của trận đụng độ giữa nhà sư Kobo Daishi và một con quỷ.

Với một câu chuyện đằng sau như thế, tôi thấy rằng không khí kỳ bí tạo ra bởi mặt trời sáng sớm nhô lên từ Thái Bình Dương là hoàn toàn phù hợp với cảnh này. Để cải thiện thêm không khí này, tôi biết rằng mình cần phải sử dụng kỹ thuật phơi sáng lâu để làm mượt các con sóng và mặt nước.

Ở điều kiện ngược sáng như thế này, trong đó một lương lớn ánh nắng đi vào máy ảnh, không thể có được một tốc độ cửa trập thấp nếu không dùng Filter ND. Ảnh bên trên có được bằng Filter ND400, nó giảm tốc độ cửa trập khoảng 8,7 stop, cho phép tôi chụp ở tốc độ 25 giây.

Các chi tiết khác: Để nhấn mạnh ảnh, tôi khép khẩu xuống f/14, dẫn đến hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp.

Không có Filter ND: Các con sóng được chụp quá rõ

nd-filter-landscape-no-filter_1872-2.jpg


EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/14, 1/50 giây, EV+0,3)/ ISO 400/ WB: Manual
Ảnh của Takehito Miyatake

Không có hiệu ứng làm mượt của phơi sáng lâu, những con sóng được khắc họa rất rõ. Ảnh có được sẽ khác với hiệu ứng mơ màng, kỳ ảo tôi muốn.

Filter phân cực: Loại bỏ phản chiếu mặt nước để làm nổi bật độ sâu của vùng nước

polarising-filter-landscape-_1872-3.jpg


EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Aperture-priority AE (f/22, 2 giây, EV±0)/ ISO 50/ WB: 4,500K
Filter: Filter phân cực tròn/ Địa điểm: Hồ Himuro, Đền Kajuji (Kyoto, Nhật Bản)
Ảnh của Hidehiko Mizuno

Ảnh chụp những chiếc lá phong rụng giữa những cây sen run rẩy trong một hồ nước gợi đến suy nghĩ về cuối thu. Tôi muốn thêm tính nổi khối cho ảnh cuối cùng bằng cách kết hợp những chiếc lá nằm sâu dưới hồ.

Sử dụng Filter phân cực (PC) chặn ánh sáng phản chiếu từ mặt nước, điều này không chỉ cho phép bạn nhìn vào nước mà còn làm cho màu sắc mạnh hơn. Bạn có thể xoay vòng Filter để giảm/tăng hiệu ứng. Một hiệu ứng phân cực càng mạnh nói chung làm cho nước trông càng trong.

Các chi tiết khác

  • Để làm cho gợn sóng trên mặt nước có vẻ mượt mà, tôi giảm độ nhạy sáng ISO và khép khẩu xuống f/22 để có được tốc độ cửa trập lâu hơn.
  • Sắc xanh của bầu trời vẫn nhìn thấy được trên mặt hồ. Để kết hợp hình ảnh đó, tôi cài đặt cân bằng trắng thành một mức hơi lạnh là 4,500K.
  • Tôi đảm bảo rằng màu đỏ, vàng và xanh dương trong ảnh hài hòa tự nhiên với nhau.

Không có Filter PL: Hình ảnh phản chiếu dưới nước được chụp lại

polarising-filter-landscape-no-filter_1872-4.jpg


EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Aperture-priority AE (f/22, 2 giây, EV±0)/ ISO 50/ WB: Manual
Ảnh của Hidehiko Mizuno

Khi không sử dụng Filter PL, hình ảnh phản chiếu của bầu trời trên mặt hồ sẽ cản tầm nhìn sâu hơn. Lá phong nổi trên mặt nước cũng có vẻ có màu sắc ít ấn tượng hơn do khuếch tán ánh sáng.

Thủ Thuật 1: Quyết định vị trí chụp, sau đó thử dùng Filter PL

Hiệu ứng phân cực khác nhau tùy vào vị trí của mặt trời và hướng của máy ảnh. Một khi bạn đã quyết định nhắm về hướng nào khi chụp, bạn có thể tập trung tạo ra bố cục lý tưởng của mình.

polarising-filter_1872-5.png


Tôi chụp từ mép hồ. Mặc dù có không gian đứng hạn chế để đứng chắc, nhưng tôi có thể di chuyển sang trái và phải, do đó tương đối dễ tìm một góc chụp mang lại hiệu ứng phân cực hiệu quả nhất.

Thủ Thuật 2: Sử dụng dải độ dài tiêu cự tiêu chuẩn để sử dụng tối đa hiệu ứng Filter phân cực.


Khi bạn sử dụng Filter phân cực với hiệu ứng tối đa, bạn có thể nhận thấy độ sáng không đều trong ảnh có được, với một số phần tối hơn những phần khác. Hiện tượng này có xu hướng xuất hiện nhất là với các ống kính góc rộng. Để tránh xuất hiện tình trạng này, bạn có thể tăng độ dài tiêu cự (ưu tiên theo độ dài tiêu cự chuẩn), hoặc xoay Filter để điều chỉnh hiệu ứng cho đến khi các vùng tối không còn nhận thấy được.

Nguồn: Canon-asia
 

Đính kèm

  • lens.jpg
    lens.jpg
    107.3 KB · Lượt xem: 0
Back
Bên trên