Thủ thuật lập bố cục để chụp sương mù hoàn hảo

HolyHoang

Tích cực
Việc chụp ảnh săn sương khói mờ ảo đang rất thịnh hành trong những năm gần đây nhất là khi chụp ảnh cưới và hình ảnh của kỳ nghĩ, du lịch. Khi bạn gặp sương rất đẹp nhưng khi chụp lại lên ảnh không đẹp? Đây là lúc bạn nên tham khảo một số thủ thuật để cải thiện hình ảnh của mình.

Khi cảnh phong cảnh của bạn có sương, bạn có thể thu hút sự chú ý đối với nó để làm cho ảnh của bạn có vẻ kỳ bí và siêu thực. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chia sẻ với chúng tôi về các kỹ thuật lập bố cục mà ông sử dụng để tạo ra tấm ảnh này.

1797_landscape-photography_1797.jpg

Một cánh đồng hoa cải dầu phủ sương, chụp lúc chạng vạng sau một cơn mưa chiều.

Thủ Thuật 1: Sử dụng ống kính tele để tạo ra các yếu tố hấp dẫn

Chúng ta thường liên tưởng phong cảnh tự nhiên với ống kính góc rộng. Những ống kính này rất hữu ích để phóng đại khoảng cách và làm cho cảnh có vẻ rộng lớn bao la. Tuy nhiên, khi tôi cố chụp cảnh bên trên bằng ống kính góc rộng, khu vực có sương không thu hút nhiều sự chú ý.

Ảnh bên trên được chụp bằng ống kính zoom tele, EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM. Sương xuất hiện nổi bật hơn vì ống kính tele vốn có hiệu ứng nén phối cảnh, làm cho các yếu tố ở xa xuất hiện gần hơn đối với người xem.

tele-lens.jpeg

Thủ thuật nâng cao: Lập bố cục cẩn thận để tránh tạo ra ảnh phẳng

Hiệu ứng nén chỉ tạo ra độ sâu trong các tình huống nhất định. Nếu điều kiện không phù hợp, nó có thể chỉ làm phẳng toàn bộ ảnh của bạn. Ở đây, tôi đảm bảo các yếu tố chuyển tải phối cảnh không trung, chẳng hạn như dãy núi và sương ở xa chiếm một phần khung hình lớn hơn. Hiệu ứng nén trên thực tế giúp cải thiện điều này bằng cách làm cho chi tiết hậu cảnh nổi lên.

*Phối cảnh không trung: Cũng được gọi là phối cảnh không khí. Là cách mà những thứ có màu ít bão hòa hơn và tương phản ít hơn với hậu cảnh xuất hiện xa chúng ta hơn. Nó có thể được sử dụng để tạo ra ảo giác độ sâu.

Thủ Thuật 2: Đừng sử dụng ảnh tele quá mức. Chọn một góc xem mang lại sự cân bằng tốt nhất

Với ảnh này, điều cũng rất quan trọng là chọn một góc xem đảm bảo rằng có sự cân bằng giữa các yếu tố sau đây:
  • Khu vực khung hình chiếm bởi cánh đồng hoa cải dầu
  • Cảm giác rộng lớn ở những bông hoa ở tiền cảnh
  • Tác động trực quan của lớp sương
Khi độ dài tiêu cự quá dài, những hàng cây chiếm quá nhiều khung hình. Khi độ dài tiêu cự quá ngắn, lớp sương sẽ không thực sự thu hút sự chú ý.

Chụp ở 182mm: Độ dài tiêu cự quá dài


1797_landscape-photography_1797-2.jpg

Khi độ dài tiêu cự quá dài, hàng cây trông to hơn và thu hút hơn. nó cũng kéo chúng ta lại gần đến mức những chi tiết khó nhìn thấy (chẳng hạn như cỏ dại và cỏ khô) trông rõ hơn nhiều.

Chụp ở 55mm: Độ dài tiêu cự quá ngắn


1797_landscape-photography_1797-3.jpg

Mặc dù sử dụng góc rộng ghi lại cảm giác rộng lớn của cảnh, ảnh có vẻ khá bình thường và không mang theo cảm giác chân thực. Tôi cũng không muốn ảnh của mình bao gồm các yếu tố nhân tạo như túp lều nhỏ giữa hàng cây.

Các điểm nhỏ hơn: Đảm bảo tác động trực quan lý tưởng

  1. Làm cho sương có vẻ hấp dẫn hơn: Sương có độ tương phản thấp, do đó tôi đặt tâm ảnh ra xa hơn để làm tăng tác động trực quan của nó.
  2. Chụp chi tiết tiền cảnh: Để tạo ra thêm sự thu hút, tôi sử dụng khẩu hẹp (f/16) để chụp những bông hoa cải dầu có màu sắc sống động trong cánh đồng ở tiền cảnh với chi tiết đến mức bạn có thể nhìn thấy sương đọng trên chúng.
Tham khảo: Canon-asia
 
Back
Bên trên