Kiến thức thiết kế

Cập nhật kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế.

Figma

Chuyên trang chia sẻ kiến thức về figma, là một nguồn tài nguyên quý giá cho những người mới bắt đầu hoặc muốn nâng cao kỹ năng sử dụng Figma. Trang web cung cấp các hướng dẫn, video tutorial và bài viết về các tính năng, phím tắt và tiện ích hữu ích trong Figma. Ngoài ra, chuyên trang cũng chia sẻ các gợi ý sáng tạo, mẹo và kinh nghiệm từ các nhà thiết kế thành thạo, giúp người dùng khám phá và tận dụng toàn bộ tiềm năng của Figma trong quá trình thiết kế giao diện.
Chủ đề
1
Bài viết
1
Chủ đề
1
Bài viết
1
Bạn nghe rất nhiều về thuật ngữ "Illustration" nhưng không rõ nó là cái gì? Hay bạn muốn trở thành họa sĩ vẽ tranh minh họa? Digital illustration, scientific illustration... Chà, có rất nhiều thuật ngữ! Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu ý nghĩa của Illustration, khám phá các loại hình của Illustration và một số kiến thức khác về Illustration! 1. Illustration là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, Illustration đề cập đến những hình ảnh"minh họa". Hãy đi sâu vào định nghĩa của minh họa. Tóm lại, minh họa là một tác phẩm do một họa sĩ, nhà thiết kế thực hiện. Nó là một bản vẽ (hoặc tranh vẽ, cắt dán, điêu khắc, ảnh, v.v.) nhằm giải thích điều gì. Illustration không nhất thiết là được vẽ - một bức ảnh trong bách khoa toàn thư cũng là một...
Kiểu chữ không chỉ là chọn ra một font và một kích thước chữ từ một menu có sẵn trong máy tính của bạn. Nó thực sự là một nghệ thuật với lịch sử phát triển hàng thế kỷ – nơi khởi nguồn với những bản in khắc bằng gỗ hoặc kim loại. Và trong khi chúng ta có thể học từ sự kế thừa dài lâu của kiểu chữ, hầu hết chúng ta cũng có thể sử dụng một vài mẹo thực tế về cách giúp những kí tự của chúng ta trông đẹp hơn trong những thiết kế hàng ngày như những bản CV, bài báo hoặc danh thiếp. Đó có phải là cách mà bạn nghĩ? Nếu đúng thì bạn đang đi đúng hướng rồi đó. Bài viết này sẽ cùng bạn đi qua 10 mẹo và thủ thuật hay ho để cải thiện cách bạn sử dụng kiểu font trong những dự án thiết kế của mình. Hãy bắt đầu nào! 1. Hãy chọn loại phông chữ phù...
Với một người non-designer, thì những vấn đề liên quan đến khả năng cảm thụ trong thế giới design là nguyên nhân khiến cho họ gặp khó khăn trong bước đầu nhập môn, và cũng có không ít người bị chê là kiến thức cơ bản còn nghèo nàn. Thực tế, một design đẹp luôn tồn tại những quy tắc design nhất định. Và chỉ cần người non-designer có thể lý giải thấu hiểu những quy tắc design nền tảng đó thì họ có khả năng thiết kế những thứ cơ bản nhất. Trong bài viết này sẽ tổng hợp những nguyên tắc nền tảng về design mà một non-designer cần phải học hỏi. TRƯỜNG HỢP CẦN DESIGN ĐÚNG QUY TẮC 1. Quy tắc lặp lại Giả sử đặt 2 khối vuông giống nhau ở trên xếp cạnh nhau thì khi nhìn vào bạn sẽ cảm thấy thế nào. Rất nhiều người đã trả lời rằng “ Tôi hoàn...
Khám phá lý do tại sao cân bằng lại quan trọng trong nghệ thuật và thiết kế, cũng như cách bạn có thể áp dụng bốn loại cân bằng cho các dự án sáng tạo của riêng mình. Cân bằng là cách các yếu tố thị giác được sắp xếp trên một bố cục, là một trong những nguyên tắc chính của thiết kế đồ họa và nghệ thuật, giúp hình ảnh có cảm giác hài hòa và dễ nhìn. Mặc dù các yếu tố tạo nên hình ảnh không có trọng lượng vật lý, nhưng các yếu tố này sẽ có trọng lượng trực quan, khiến các element này có cảm giác nặng hơn hoặc nhẹ hơn những element khác. Một hình ảnh dễ nhìn có thể sẽ sử dụng một trong bốn kiểu cân bằng - symmetrical (đối xứng), asymmetrical (bất đối xứng), radial (theo hướng tâm) hoặc crystallographic (tinh thể) để tạo ra một kết quả...
Như bạn có thể đã biết, thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại, bạn thử đi thử lại cho đến khi bạn có được giải pháp tốt nhất. Nếu bạn nhanh, bạn có thể thử nhiều thứ hơn, hiểu những gì không hoạt động, cải thiện nó và có khả năng bạn sẽ có được một giải pháp tốt hơn nữa. Bạn cũng có thể đi xa hơn và cung cấp nhiều hơn những gì được mong đợi. Hơn nữa, khi bạn làm nhiều hơn, bạn không chỉ cải thiện cơ hội tạo ra một sản phẩm chất lượng, bạn cũng cải thiện bản thân mình, bởi vì thực hành làm cho hoàn hảo. Không có thứ gọi là tài năng, bạn giỏi một thứ gì đó bằng cách làm đi làm lại, và bạn càng làm điều đó, bạn càng trở nên giỏi hơn. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 7 mẹo mà tôi tin rằng hãy giúp tôi thiết kế nhanh hơn và tôi hy...
Mỗi nhà thiết kế đều có xuất phát điểm trong thiết kế. Đó là thời điểm khi họ còn là những tân binh trong ngành thiết kế (Junior Designer), và họ vẫn cần rất nhiều hướng dẫn để vượt qua cột mốc này. Tuy nhiên, với thời gian, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Với sự gia tăng về kiến thức và kinh nghiệm, các Junior Designer trở nên giỏi hơn cho đến khi họ có thể tự tin nói là Senior Designer trong ngành. Bài viết này sẽ cho bạn thấy cách đánh giá mình là Junior Designer hay Senior Designer. Trong hầu hết các tổ chức, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nhà thiết kế Junior Designer và Senior Designer. Tuy nhiên, đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý, không phân biệt bạn là nhà thiết kế Junior Designer và Senior Designer. Kinh nghiệm làm...
Khi bạn cần phải thiết kế một logo.Bạn bắt đầu từ đâu? Hình dạng?Typography? Hay tạo lưới? Biểu đồ lưới (Logo Grid) hoặc guide là một điểm khởi đầu phổ biến cho nhiều nhà thiết kế muốn tạo ra một logo. Việc sử dụng hệ thống lưới, đặc biệt đối với một thiết kế thường có kích thước cực nhỏ - rất lớn hoặc nhỏ - có thể giúp bạn tạo ra một cái gì nhìn có sự hòa hợp thị giác, một thiết kế mang tính thẩm mỹ và có chủ đích. Vậy biểu đồ lưới (Logo Grid) là gì? Biểu đồ lưới là một công cụ được sử dụng để giúp tạo ra các hình dạng với sự hài hòa hình học trong quá trình xây dựng một logo. Các lưới biểu tượng thường được gọi là các đường dẫn xây dựng (construction guides), tùy thuộc vào hình dạng của đường lưới (hoặc guide) được sử dụng. Biểu...
Thiết kế tốt cũng giống như một bài hát - nó có nhịp điệu. Nhiều người nghĩ rằng nhịp điệu chỉ liên quan nhiều hơn đến những bức tranh, tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ về tiềm năng của nó mang lại. Nhịp điệu mạnh mẽ đến mức nó có thể thôi miên chúng ta theo đúng nghĩa đen. Sự lặp lại của các từ ngữ hoặc hình ảnh có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và cảm xúc, trí nhớ và suy nghĩ của chúng ta - trên thực tế, nó gần như chi phối bộ não của chúng ta. Chỉ cần sử dụng hình ảnh và các chi tiết đồ họa lặp đi lặp lại, bạn có thể thu hút và tập trung lại sự chú ý của người xem. Chưa kể đến việc kích thích trí nhớ của họ, khiến họ cảm thấy và muốn những thứ cụ thể. Lặp lại cũng liên quan đến khả năng nhận diện thương hiệu. Một dấu...
Dù câu chuyện của bạn có thú vị đến đâu, người đọc sẽ không bao giờ hiểu nó nếu nó được tạo ra trong một bố cục không rõ ràng và khó đọc. Bài viết hôm nay của chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khía cạnh thiết kế trải nghiệm người dùng này: hãy kiểm tra mức độ dễ đọc, tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến chúng, yếu tố nào ảnh hưởng đến chúng trong giao diện người dùng và cách cải thiện chúng trong thiết kế web hoặc giao diện người dùng di động. Trong thiết kế, thuật ngữ "Readability" và "Legibility" (khả năng đọc và mức độ dễ đọc) không phải quá xa lạ. Đối với những người mới, hãy bắt đầu với những cách cơ bản và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc và dễ đọc Có một số yếu tố có tác...
Adobe đã được biết đến rộng rãi như là chuyên gia trong các sản phẩm phần mềm Sáng tạo trong nhiều năm với một loạt các sản phẩm nổi tiếng như Photoshop, Acrobat, Flash, Lightroom và Illustrator ngoài ra còn có nhiều phần mềm khác. Đó là một thương hiệu mang dấu ấn của chất lượng với rất nhiều phần mềm quan trọng dành cho Designer. Adobe Character Animator chắc chắn là một công cụ tuyệt vời và mặc dù chưa được biết đến nhiều. Đây là một phần mềm tạo ra sự đổi mới trong ngành làm phim, sản xuất video vì nó tạo ra một nhân vật hoạt hình trực tiếp bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, và cho thấy sự xuất sắc trong kỹ thuật. Dưới đây là một hướng dẫn ngắn gọn về nó là gì và làm thế nào nó có thể được sử dụng phần mềm này. I...
Thương hiệu của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu một chiến dịch truyền thông xã hội mới, tạo một trang web mới hoặc cập nhật danh thiếp của bạn chưa? Mặc dù bạn có thể tự mình làm nhiều công việc thiết kế, nhưng đôi khi bạn sẽ cần đến một nhà thiết kế. Nhưng trước khi công việc bắt đầu, bạn sẽ muốn tổng hợp một bản tóm tắt thiết kế (Design Brief) để bắt đầu cuộc trò chuyện với nhà thiết kế của mình và hướng dẫn họ chính xác những gì bạn đang cần. Design Brief là gì? Nói một cách đơn giản, Design Brief (hay còn gọi là bản tóm tắt thiết kế) một tài liệu sắp xếp tất cả các khía cạnh của một dự án thiết kế. Trước khi một nhà thiết kế có thể bắt đầu thực hiện dự án của bạn, cần phải có sự giao tiếp tích cực giữa cả hai để năm rõ được mục tiêu...
Hiểu được sự khác biệt giữa Process Color và Spot Color có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi bạn bạn thiết kế in ấn. Dưới đây là giải thích ngắn gọn về từng cấu hình màu này. Chúng ta thường hay nhầm lẫn khi sử dụng 2 cấu hình màu này trong thiết kế. Là một nhà thiết kế, điều cần thiết là phải hiểu sự khác biệt giữa cả 2, đặc biệt là nếu bạn đang gửi bản thiết kế đến cửa hàng in. Process Color (in 4 màu) Phương pháp in offset phổ biến nhất là Process Color (hay còn gọi là in 4 màu chồng); những màu này được tạo ra bởi sự kết hợp của màu lục lam, đỏ tươi, vàng, và màu đen, hoặc mực CMYK. Mỗi Process Color bao gồm tỷ lệ phần trăm của mực lục lam, đỏ tươi, vàng và đen. Tỷ lệ phần trăm khác nhau tạo ra màu sắc khác nhau...
Màu tím là sự pha trộng kết hợp một cách hài hòa giữa sự ổn định, nhẹ nhàng của màu xanh dương và sự mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng của màu đỏ. Trải qua thời gian, màu tím dần mang tính biểu tượng là đại diện cho sự sang trọng, quyền quý. Đồng thời, tím cũng là màu sắc gắn liền với những câu chuyện bí ẩn, ma thuật đầy quyền lực. Màu tím cũng phần nào đó liên quan tới triết học, bản ngã của mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy, màu tím có tác động tích cực về mặt tinh thần cho con người trong các quyết định quan trọng, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống… Màu tím được mô tả là giúp chúng ta mở rộng hơn tiềm thức của bản thân, liên kết tâm trí với một cấp độ cao hơn của ý thức. Chính vì lẽ đó, màu tím là đại diện cho tương lai, trí...
Hầu hết mọi người nghĩ rằng một thiết kế tối giản à một phong cách chỉ cần lược bỏ tất cả mọi thứ. Hay là một thiết kế chứa nhiều không gian trống? Hoặc chỉ là một nền trắng kết hợp với kiểu chữ màu đen. Tất cả điều này có thể đúng hoặc tất cả đều sai. Thiết kế đồ họa tối giản là một triết lý của việc tạo ra một thiết kế mà mọi yếu tố phục vụ một mục đích. Nó đơn giản, gọn gàng và đẹp mắt. Và rất hữu ích cho thiết kế. Những thiết kế này khiến người dùng dể hiểu và tương tác. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem xét về 9 mẹo về phong cách tối giản và nguyên tắc tạo ra chúng. Thiết kế tối giản là gì? Thiết kế tối giản có thể được xác định bởi một khuôn khổ đơn giản trong tự nhiên. Chỉ có các yếu tố cần thiết cho chức một chức năng...
Sự khác biệt giữa RGB và CMYK là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi các bạn học về màu sắc trong thiết kế. Trong bài đăng này, chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa chúng và tại sao điều quan trọng là phải biết nên sử dụng hệ màu nào khi thiết kế. CMYK là gì? CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau: C = Cyan (xanh) M = Magenta (hồng) Y = Yellow (vàng) K = Black (Đen) Nguyên lý làm việc chính của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới. Do đó thay vì thêm độ sáng để có...
Bạn có bao giờ rơi vào tình thế vô cùng bức bách khi mà chỉ còn 1h là đến thời hạn kết thúc dự án vậy mà sếp vẫn giao cho bạn dự án thiết kế mới đó và bắt bạn phải sửa chữa cũng như phải hoàn thành chúng ngay lập tức chưa ? Hơn nữa, thiết kế đó lại gặp quá nhiều những vấn đề khác nhau như hình ảnh thì quá nghèo nàn hay cách phối màu hỗn loạn, việc lựa chọn các kiểu chữ cho thiết kế thì vô cùng lộn xộn và không phù hợp. Và trong những thời điểm gấp gáp như này những điều gì bạn nên làm? Và làm thế nào để thiết kế ổn định hơn? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi hóc búa này ngay sau đây bằng những lời khuyên hữu ích về các bước làm việc vô cùng hiệu quả để có thể ứng phó với những tình huống thiết kế vô cùng khắc nghiệt này. Bạn...
Biểu tượng hay còn gọi là semiotics nó đóng một phần rất lớn trong giao tiếp của con người bởi vì mọi người liên tục tìm kiếm ý nghĩa đằng sau các biểu tượng. Cho dù đó là trong các ngôi sao, được vẽ trên một bức tường trong hang động hoặc trong nội dung trong một hình ảnh. Trong thế giới hiện đại, chúng ta có thể thấy biểu tuợng tồn tại rất nhiều trong các phương tiện kỹ thuật số, trong bài viết này chúng tôi sẽ diễn giải các ý nghĩa của biểu tượng, bạn nên xem qua để áp dụng hiệu quả vào thiết kế. 1. Con quạ Là một con vật chuyên ăn những xác chết, con quạ liên quan đến cái chết và sự diệt vong trong tâm lý con người. Biểu tượng của những con quạ thường khiến người xem gán nó với một điềm xấu. Các nhà giao tiếp trực quan của tất...
1. Thuật ngữ màu Có một số thuật ngữ màu sắc bạn nên biết trước khi bước chân vào thế giới thiết kế. Hãy cùng tìm hiểu nó là gì. • Hue Hue đề cập đến màu gốc - một màu bão hòa không có sự pha trộn của các màu trắng hoặc đen. • Tint Tint được tạo ra khi bạn pha trộn thêm một lượng màu trắng vào màu gốc (màu hue). • Shade Shade được tạo ra khi bạn pha trộn thêm một lượng màu đen vào màu gốc (màu hue). • Tone Tone thì tinh tế hơn một chút, bởi vì nó đòi hỏi sự kết hợp của cả đen và trắng, đây cũng là lý do tại sao Tone trông có vẻ tự nhiên hơn so với Shade và Tint. • Value Value là một đặc tính giúp chúng ta biết mức độ sáng - tối của một màu. • Saturation Saturation miêu tả màu sắc đậm hay nhạt theo các cường độ...
Trong thiết kế, có một số nguyên tắc mà bạn cần tuân thủ để đảm bảo thiết kế của bạn trở nên đẹp mắt và dễ nhìn. Kết hợp các nguyên tắc thiết kế hữu ích cùng một số thủ thuật dưới đây sẽ giúp thiết kế của bạn nâng lên một tầm cao mới. 1. Hiểu rõ về ý nghĩa của màu sắc Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và cuộc sống. Nó có thể thu hút mắt bạn vào một bức hình, khơi dậy một xúc cảm, thậm chí là truyền đi những điều quan trọng mà không cần dùng đến từ ngữ. Hãy chú ý đến màu sắc hiện diện trong nền, hình ảnh, phông chữ, điểm nhấn thị giác và các yếu tố thương hiệu. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một bảng màu trước khi bắt tay vào thiết kế. 2. Thành phần (Composition) Cũng giống như việc sử dụng tâm lý màu sắc, một bố...
Nếu là một designer thiết kế quảng cáo, chắc hẳn bạn cũng thường xuyên phải làm việc với hình ảnh. Xin giới thiệu với bạn một bài viết khá hay về nhiếp ảnh, chúng ta có thể học ở đó ít nhiều ý tưởng cho công việc thiết kế của mình. Để có một bức ảnh đẹp phụ thuộc rất nhiều vào con mắt thẩm mỹ và cảm nhận của bản thân mình, tuy nhiên một vài tiêu chí để so sánh và áp dụng chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy tự tin hơn về tác phẩm của mình. Trong giới nhiếp ảnh nói riêng và giới hội họa nói chung, ai cũng cần phải hiểu muốn tác phẩm của mình vừa mắt người xem thì phải nắm được những điều cơ bản như sắp xếp vị trí trong bức tranh, màu sắc sao cho hài hòa và điều quan trọng đó là bố cục và điểm nhấn của bức tranh. Vì vậy để tạo ra một tác phẩm...
Back
Bên trên