Kiến thức thiết kế

Cập nhật kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế.

Figma

Chuyên trang chia sẻ kiến thức về figma, là một nguồn tài nguyên quý giá cho những người mới bắt đầu hoặc muốn nâng cao kỹ năng sử dụng Figma. Trang web cung cấp các hướng dẫn, video tutorial và bài viết về các tính năng, phím tắt và tiện ích hữu ích trong Figma. Ngoài ra, chuyên trang cũng chia sẻ các gợi ý sáng tạo, mẹo và kinh nghiệm từ các nhà thiết kế thành thạo, giúp người dùng khám phá và tận dụng toàn bộ tiềm năng của Figma trong quá trình thiết kế giao diện.
Chủ đề
1
Bài viết
1
Chủ đề
1
Bài viết
1
Trên thực tế, chữ là nguồn “tài nguyên phong phú” được các nhà thiết kế sử dụng, cũng giống như là các kiến trúc sư sử dụng chất liệu kiếng, đá, sắt thép hay vô số các loại vật liệu khác. Và sau đây là những điều cơ bản cần dùng khi thiết kế mà chúng tôi rút ra được trong quá trình làm việc. Typefaces - Mặt chữ Typeface có nghĩa là một nhóm các ký tự, chẳng hạn như chữ cái, số và các dấu chấm câu, có chung một phong cách hoặc kiểu dáng trang trí. Times New Roman, Arial, Helvetica, và Courier đều là mặt chữ. Font chữ Font chữ có nghĩa là một mặt chữ nào đó được biểu diễn hay trình bày trong một kích thước hay kiểu dáng đặc trưng. Type Families - Họ font Họ font là tất cả những phương án khác nhau trong 1 font. Kiểu chữ roman, bold (dày)...
Cho dù bạn đang ở Mỹ, ở Anh hay Úc; cho dù bạn đang đeo cà vạt xanh, trắng hay đỏ thì bạn cũng như tất cả mọi người, chỉ có 24 tiếng một ngày mà thôi. Thành công đến từ những gì bạn có thể làm trong 24 tiếng này. Không một doanh nhân nào có thể điều khiển mặt trời hay thêm giờ vào một ngày của họ, nhưng những cách dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất và làm việc hiệu quả hơn. 1. Luật Parkinson "Nếu bạn chờ đến phút cuối cùng thì tất cả sẽ hoàn thành trong phút cuối đó" (Cyril Northcote Parkinson). Tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm qua luật Parkinson. Chúng ta vất vả suốt cả tháng để hoàn thành một dự án và sau đó, tất cả được hoàn thành ngay tuần cuối một cách kỳ diệu. Hay nhà của bạn cực kỳ bừa bãi và lộn xộn cả tuần nay, nhưng...
Bạn có bao giờ rơi vào tình thế vô cùng bức bách khi mà chỉ còn 1h là đến thời hạn kết thúc dự án vậy mà sếp vẫn giao cho bạn dự án thiết kế mới đó và bắt bạn phải sửa chữa cũng như phải hoàn thành chúng ngay lập tức chưa ? Hơn nữa, thiết kế đó lại gặp quá nhiều những vấn đề khác nhau như hình ảnh thì quá nghèo nàn hay cách phối màu hỗn loạn, việc lựa chọn các kiểu chữ cho thiết kế thì vô cùng lộn xộn và không phù hợp. Và trong những thời điểm gấp gáp như này những điều gì bạn nên làm? Và làm thế nào để thiết kế ổn định hơn? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi hóc búa này ngay sau đây bằng những lời khuyên hữu ích về các bước làm việc vô cùng hiệu quả để có thể ứng phó với những tình huống thiết kế vô cùng khắc nghiệt này. Bạn...
Một nhà thiết kế đồ họa tốt phải biết sử dụng và nhận thức được những tiêu chuẩn màu sắc trong thiết kế. Đây là những hệ màu được sử dụng cho nhiều mục đích trong thiết kế : trong in ấn và trong các thiết bị kỹ thuật số. Bao gồm các hệ màu : RGB, CMYK,PANTONE. Hệ màu RGB Hệ màu RGB là từ viết tắt trong tiếng Anh và có nghĩa : R: Red (màu đỏ) G: Green (màu xanh lá cây) B: (blue (màu xanh lam) Đây là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là mảu cộng ( các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color ). Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT...
Các triết lý trong Fluent Design sẽ giúp giao diện Windows đoạn tuyệt với những mặt phẳng hình chữ nhật buồn tẻ. Bản cập nhật Fall Creators Update cho Windows 10 đã được Microsoft chính thức giới thiệu và nó tràn ngập khả năng nghệ thuật và các tính năng hữu ích. Nó sẽ mang đến cho người dùng tính năng Timeline để quản lý các phiên làm việc phức tạp, các API liên kết với tất cả các dịch vụ của Microsoft với nhau, và quan trọng hơn là một mô hình thiết kế mới nhằm mục đích thay đổi về cơ bản giao diện người dùng hình chữ nhật phẳng thường thấy với tên gọi: Fluent Design. Hệ thống thiết kế mới này tập trung vào năm triết lý cơ bản để giúp các nhà phát triển xây dựng nên những giao diện người dùng sáng tạo hơn và hấp dẫn hơn, đó là...
Thiết kế logo đơn giản, phải không? Hãy suy nghĩ lại. Có rất nhiều việc thủ công cần làm để hình thành nhận diện visual (hình ảnh) của một thương hiệu hơn là chỉ đặt một cái trên vào trong hình vuông và hoàn thành trong một ngày. Thiết kế Logo đang có nhu cầu cao, và một lý do chính thì một logo thường là ấn tượng đầu tiên của một công ty, một trong số đó có thể ảnh hưởng đến nhận thức thương hiệu của khách hàng, quyết định mua hàng và thái độ tổng thể đối với một sản phẩm. Chúng ta đang sống trong một xã hội được miêu tả bằng các logo thương hiệu. Ngay cả trẻ mới biết đi có thể chưa buộc dây giày của mình có thể nhận ra nhiều logo hoặc có thể suy luận những gì một công ty bán chỉ bằng cách nhìn vào dấu hiệu của nó. Đối với những...
Nếu bạn thường xuyên làm việc với phông chữ, rất có thể bạn đã tự hỏi mình "Sự khác biệt giữa OTF và TTF là gì?" Khi quyết định tải phông chữ cho hệ thống của bạn. Tại sao một cái gì đó đơn giản như một vài điểm ảnh trên màn hình quá phức tạp? Hôm nay, chúng ta sẽ ngồi xuống và phân tích một số điểm khác biệt chính giữa các phông chữ OTF và TTF, và chúng tôi sẽ giúp bạn không chỉ khám phá ra sự khác biệt, mà còn giúp bạn biết cách lựa chọn font chữ cho từng hoàn cảnh riêng biệt. TTF (TrueType Font) Chúng ta sẽ bắt đầu với TTF vì nó có mặt đầu tiên. TTF được tạo ra bởi Apple và Microsoft vào đầu những năm 1980. Mục đích khá đơn giản: họ cần một định dạng mà Windows và Mac có thể sử dụng tự nhiên, cũng như định dạng có thể được đọc...
Back
Bên trên