Kiến thức thiết kế

Cập nhật kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế.

Figma

Chuyên trang chia sẻ kiến thức về figma, là một nguồn tài nguyên quý giá cho những người mới bắt đầu hoặc muốn nâng cao kỹ năng sử dụng Figma. Trang web cung cấp các hướng dẫn, video tutorial và bài viết về các tính năng, phím tắt và tiện ích hữu ích trong Figma. Ngoài ra, chuyên trang cũng chia sẻ các gợi ý sáng tạo, mẹo và kinh nghiệm từ các nhà thiết kế thành thạo, giúp người dùng khám phá và tận dụng toàn bộ tiềm năng của Figma trong quá trình thiết kế giao diện.
Chủ đề
1
Bài viết
1
Chủ đề
1
Bài viết
1
Nếu là người mới thiết kế logo lần đầu tiên, có lẽ bạn không biết nhiều về các loại tệp logo khác nhau. Trang bị một số kiến thức về các tập tin khi thiết kế logo giúp ích rất nhiều cho bạn, nó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn tính năng của các định tệp khác nhau. Dưới đây là một số điều cơ bản nhưng rất quan trọng bạn nên ghi nhớ về các loại tệp logo khác nhau. 1. Vector và Raster là hai loại tệp chính Tất cả các loại tệp logo có thể được phân thành hai loại cơ bản là vector hoặc raster. Các tệp vector có các điểm chính xác về mặt toán học, có nghĩa là bạn có thể chỉnh tỷ lệ chúng thành bất kỳ kích thước nào. Có thể phóng to hoặc thu nhỏ mà vẫn giữ được chất lượng và độ phân giải. Đây là lý do tại sao khách hàng thường yêu cầu bạn gửi...
Tất cả chúng ta đều biết, màu sắc góp một phần không nhỏ đến sự thành công của bất kỳ một sản phẩm nào. Cho dù là một thiết kế bao bì, bảng hiệu hay đến các bộ phim điện ảnh cho đến một công trình kiến trúc,... Biết cách vận dụng được các đặc tính của màu sắc là chìa khóa giúp bạn tạo ra một thiết kế thành công. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ bản về những đặc tính quan trọng của màu sắc. Kiến thức cơ bản này đặc biệt rất hữu ích dành cho những bạn mới học thiết kế. Màu sắc là gì? Thuộc tính màu Chúng ta sẽ bắt đầu lý thuyết màu sắc ngắn gọn của mình bằng cách xác định màu sắc thực sự là gì. Nghe có vẻ trừu tượng, định nghĩa gần nhất là màu sắc được xác định theo những cách khác nhau mà mắt chúng ta cảm...
Visual Art - Nghệ thuật thị giác là loại hình nghệ thuật tạo ra các tác phẩm chủ yếu là thị giác của tự nhiên, chẳng hạn như gốm sứ, vẽ, hội họa, điêu khắc, in ấn, thiết kế, thủ công, nhiếp ảnh, video, làm phim và kiến trúc. Nghệ thuật thị giác rất rộng lớn và xuất hiện cả trong nhiều ngành nghệ thuật (nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật dệt may,...) cũng như các loại hình nghệ thuật khác. Nghệ thuật thị giác cũng bao gồm các nghệ thuật ứng dụng như thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và nghệ thuật trang trí. Hình ảnh: MadeByStudioJQ Những ảnh hưởng của Visual Art đến đời sống Ngày nay, Visual Art có vai trò cũng như tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của con người. Hình thức nghệ thuật này...
Có rất nhiều quy tắc trong thế giới thiết kế đồ họa. Có các quy tắc về kiểu chữ, sự cân bằng, thành phần, khoảng trắng,... Hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào quy tắc gọi là "một phần ba" trong thiết kế đồ họa. Bạn có thể đã nghe nói về quy tắc một phần ba trong nhiếp ảnh, nhưng nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp vẫn áp dụng quy tắc này cho thiết kế của họ. Nếu bạn chưa từng nghe qua nguyên tắc này thì có thể hiểu như sau: Quy tắc một phần ba chỉ đơn giản là chia canvas hoặc tài liệu thành ba phần bằng nhau. Bạn sẽ chia nó thành ba phần bằng nhau theo chiều dọc và chiều ngang. Có nghĩa là nó sẽ tạo ra một dạng lưới 3/3. Dạng lưới này sẽ không có 9 ô vuông bằng nhau trừ khi bạn đang thiết kế trên một canvas hoặc tài liệu có hình vuông (tỉ...
Đối với những bạn mới học thiết kế, những kiến thức cơ bản này sẽ rất giúp ích cho bạn. Typography là gì? Theo cách hiểu đơn giản nhất, Typography là sự sắp đặt chữ và kiểu chữ. Typography hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Nó nằm trong những cuốn sách chúng ta đọc, trên các trang web chúng ta truy cập, ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trên bảng hiệu đường phố, nhãn dán và bao bì sản phẩm. Typeface vs. Font Typeface và Font có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Typeface: là hệ thống bao gồm các kiểu chữ, mỗi kiểu chữ là một typeface riêng biệt. Ví dụ: Arial là một kiểu typeface, ... Có rất nhiều kiểu chữ nhưng được chia thành 5 nhóm chính sau: Serif, San Serif, Monoface, Script, Fantasy Decoration. Font: Font là...
Một trường đào tạo thiết kế tốt sẽ hoàn toàn giúp bạn đi đúng hướng để trở thành một chuyên gia tài năng, có chuyên môn. Tuy nhiên, nó không phải là con đường đơn giản và tốt nhất cho tất cả mọi người (Về một số lý do như học phí, môi trường đào tạo hoặc đơn giản là bạn không thích đến lớp). May mắn thay, bạn vẫn có thể hoàn thành ước mơ của mình và trở thành một nhà thiết kế mà không cần phải đến các trường đại học, cao đẳng, miễn là bạn có đam mê và quyết tâm theo đuổi nó. Trường thiết kế: Quan trọng hay không? Cùng câu hỏi này, đã có rất nhiều cuộc tranh luận xảy ra, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Có người lại quan trọng việc đến các trường đại học, có nơi thì không. Xét cho cùng, khía cạnh quan trọng nhất của việc...
Hướng dẫn vui nhộn, thân thiện, MIỄN PHÍ để xây dựng bản sắc thương hiệu. Cre: CreativeMarket Để Download bộ Ebook này vui lòng comment địa chỉ Email tại diễn đàn.
Khoảng trắng (hay còn gọi là "không gian âm" tiếng anh là Negative space) là khoảng trống giữa và xung quanh các đối tượng của một trang, nó là khoảng không gian hiện hữu, thường là ở phía sau và xung quanh hình ảnh, trong một tác phẩm nghệ thuật hoặc trong thiết kế đồ họa. Những khoảng trắng thường thấy trong các thiết kế giao diện người dùng và thiết kế đồ hoạ là: Những khoảng cách của các đối tượng (Margin, Padding và Gutter) Không gian xung quanh hình ảnh và đối tượng đồ họa Khoảng cách giữa các dòng và chữ trong nội dung văn bản Khoảng trống được coi như là một phần tử hoạt động chứ không phải là một cái nền thụ động Mặc dù một số người có thể coi khoảng trắng là một sự lãng phí nhưng nó là một yếu tố thiết yếu trong một thiết...
Khi nhìn thấy một logo hoặc bất kỳ thiết kế nào, chúng ta chỉ thường chỉ nhìn vào kết quả nhưng ít ai biết về một quá trình cấu tạo nên thiết kế đó. Thực tế là một sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp thường phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi được ra mắt trước công chúng. Những hình ảnh bạn thấy có thể đó là kết quả của cả một quá trình. Để phát triển một thiết concept thiết kế, dưới đây là một số bước quan trọng bạn phải thực hiện: 1. Thu thập thông tin Nhà thiết kế cần biết về nhu cầu của người tiêu dùng từ thiết kế. Để hiểu người dùng cần gì, bạn cần phải thu thập sự kiện. Bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi email đến người tiêu dùng của sản phẩm. Bạn cũng có thể gửi một bảng câu hỏi cho người tiêu dùng...
Có một số nguyên tắc trong thiết kế giúp bạn dễ dàng dàn trang, trình bày và sắp xếp bố cục một cách trực quan và tự nhiên hơn. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà các nhà thiết kế nên biết đó chính là nguyên tắc Gestalt. Gestalt dựa trên ý tưởng bộ não con người sẽ tìm cách đơn giản hóa và sắp xếp các hình ảnh hoặc thiết kế phức tạp một cách vô thức, sau đó chỉnh sửa thành một hệ thống hoàn chỉnh có liên kết mật thiết với nhau. Từ đó giúp bạn tạo ra một thiết kế có chủ đích và có trọng tâm. 1. Nguyên tắc đồng bộ (Similarity) Bản năng con người là sắp xếp những thứ giống nhau thành một nhóm. Nguyên tắc đầu tiên của thuyết Gestalt chính là dựa vào đặc điểm này. Mọi thứ sẽ được nhóm theo màu sắc, hình dạng hoặc kích...
Một nhà thiết kế đồ họa tốt phải biết sử dụng và nhận thức được những tiêu chuẩn màu sắc trong thiết kế. Đây là những hệ màu được sử dụng cho nhiều mục đích trong thiết kế : trong in ấn và trong các thiết bị kỹ thuật số. Bao gồm các hệ màu : RGB, CMYK,PANTONE. Hệ màu RGB Hệ màu RGB là từ viết tắt trong tiếng Anh và có nghĩa : R: Red (màu đỏ) G: Green (màu xanh lá cây) B: (blue (màu xanh lam) Đây là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là mảu cộng ( các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color ). Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT...
SVG là viết tắt của Scalable Vector Graphics. Về cơ bản, nó là một định dạng hình ảnh vector có thể phóng to, thu nhỏ đến một kích thước bất kỳ mà không mất đi sự rõ ràng, dịch sang ngôn ngữ đánh dấu XML dễ dàng làm cho các trình duyệt để đọc và hiển thị trên màn hình. Một lịch sử ngắn gọn SVG, không phải là một định nghĩa mới. Trên thực tế, nó đã tồn tại khoảng từ năm 1998, được phát triển bởi Nhóm làm việc SVG W3C. Tại thời điểm đó hai tập tin hình ảnh vector dựa trên XML khác đã được giới thiệu. VML của Macromedia và Microsoft và PGML bởi Adobe Systems và Sun Microsystems, nhưng nó là SVG 1.0 mà cuối cùng đã trở thành một khuyến nghị của W3C vào ngày 4 tháng 9 năm 2001. Kể từ sau đó, sau SVG 1.1 (tháng 1 năm 2003), SVG Tiny 1.2...
Khi chúng ta nhìn vào một vật thể, đôi khi nó có thể khiến bạn nảy sinh ra ảo ảnh, nó khiến bạn lầm tưởng về cấu trúc của đối tượng đó. Dưới đây là 11 ảo ảnh quang học mà bạn có thể gặp nó thường xuyên khi thiết kế hình ảnh. 1. Ảo giác tam giác Các biểu tượng có thể bị đánh lừa bạn, đặc biệt là những biểu tượng có hình học phức tạp và tỷ lệ lẻ. Không phải tất cả các biểu tượng trong một nhóm đều đối xứng, hoặc có tỷ lệ khung hình nhất quán. Một số biểu tượng cần có một số thủ thuật để can thiệp, đáng chú ý nhất là biểu tượng của các nút play. Đặt một hình tam giác trong một khung có các nét uốn cong hoặc thẳng có thể làm cho element xuất hiện không đúng vị trí. Lý giải cho điều này là do một hiệu ứng được gọi là ảo giác chia tam...
Các nhà thiết kế đang rất yêu thích Procreate. Ứng dụng được xây dựng cho các chuyên gia sáng tạo thường xuyên thiết kế trên iPad và hiệu quả hơn theo cách hoàn toàn mới. Nhưng nó chỉ có giá khoảng 9,99 USD và liệu phần mềm này có thể là đối thủ cạnh tranh của Photoshop không? Đối với một số người, câu trả lời là có. Dưới đây là năm lý do Procreate có thể trở thành ứng dụng thiết kế tiếp theo của bạn (và năm lý do tại sao không). Thêm vào đó, giới thiệu về Procreate là gì và tại sao nó có thể là ứng dụng hoàn hảo cho bạn. Procreate là gì? Nếu bạn không quen thuộc với Procreate, thì đó là một ứng dụng dành cho iPad. Bạn có thể phác thảo, vẽ và chỉnh sửa với một bộ công cụ mạnh mẽ. Phần mềm này có một giao diện đẹp mắt và là một công...
Chi tiết tương phản xem như là điểm dị biệt mà điều dị biệt đó gây tính kích thích thị giác làm cho người ta thích thú. 1. Định luật khoảng cách (Định luật của sự gần) Do khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nên những tín hiệu thị giác đưa lại cũng khác nhau. Những nét ,những điểm hay những hình thể của tín hiệu thị giác chỉ ở gần nhau về khoảng cách thì chúng sẽ tạo thành mối liên kết theo chiều ngang hay chiều dọc (phụ thuộc vào độ gần của khoảng cách ngang hay dọc).Đây chính là định luật của sự gần,tức là hình thể nào ở gần nhau bao giờ cũng tác động vào thị giác con người mạnh hơn ở xa. a. ||||||||||||||||||||||| b. || || || ||...
Khi đến với thế giới thiết kế đồ họa, một trong những điều đầu tiên bạn có thể tìm hiểu là khái niệm “lưới”. 1. Lưới là gì? Trong thiết kế, lưới là một hệ thống tổ chức bố cục. Bố cục có thể dùng để in (như sách, tạp chí hoặc poster) hoặc cho màn hình (như trang web, ứng dụng hoặc giao diện người dùng khác). Có rất nhiều loại lưới khác nhau và tất cả đều phục vụ các mục đích khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ chính: Lưới cơ sở (Baseline grid) Lưới đường cơ sở là một mạng lưới dày đặc có các đường ngang nằm cách nhau nhau để xác định vị trí của văn bản. Lưới đường cơ sở thường được sử dụng kết hợp với lưới cột, để đảm bảo rằng các dòng văn bản trong mỗi cột căn chỉnh thống nhất trên một dải. Một ví dụ đơn giản về lưới đường cơ...
Khoảng 89 phần trăm các nhà tiếp thị được khảo sát cho thấy nhận thức về thương hiệu là mục tiêu hàng đầu của họ. Vì logo của bạn liên quan chặt chẽ đến cách mọi người nhìn thấy thương hiệu của bạn, vị trí logo là một trong những điều hàng đầu các nhà tiếp thị nên tập trung vào khi lập kế hoạch chiến lược thương hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu các vị trí tốt nhất để đặt logo, vì đặt logo sai vị trí sẽ gây mất tập trung nhất và làm cho thiết kế trở nên xấu xí. Đó là lý do tại sao Logo cần phải chọn vị trí đặt phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên cho việc đặt logo trong các hoàn cảnh khác nhau: 1. Tạo ranh giới Nếu bạn muốn logo của mình nổi bật và thu hút sự chú ý của người dùng, hãy đặt một ranh giới xung quanh nó...
Logo là một trong những dấu hiệu nhận biết thương hiệu và nó xuất hiện rất nhiều nơi nhằm tăng mức độ nhận diện. Đôi khi bạn cần tăng kích thước logo của mình lên để phù hợp với kích thước của một bảng quảng cáo hoặc thu nhỏ nó xuống để nó phù hợp với một thanh URL. Và trong mỗi trường hợp, logo của bạn phải nhất quán và dễ nhận biết. Đó là lý do tại sao việc lập kế hoạch trước và xem xét từng kích thước logo và kích thước logo khác nhau trong quá trình thiết kế là rất quan trọng. Khi chúng ta nói về kích thước và kích thước logo, chúng ta không chỉ đề cập đến kích thước vật lý mà cả hình dạng và hướng đặt của logo. Chúng có thể thay đổi cùng với nội dung logo (biểu tượng, khẩu hiệu và tên công ty) tùy thuộc vào ngữ cảnh. Để giúp bạn...
Thế giới sẽ đi về đâu nếu không có những thứ miễn phí? Cảm ơn tấm lòng hào phóng của những photographers, designers và illustrators toàn cầu, giờ đây bạn có thể kết hợp những stock tuyệt đẹp này vào trong design của mình vì mục đích cá nhân hay thương mại. Bằng việc từ bỏ quyền lợi của mình theo như CC0 license, những nghệ sĩ này đã làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bằng cách chia sẻ những tài nguyên chất lượng cao với người khác Danh sách dưới đây gồm 30 websites là những site chỉ dành để cung cấp stock và những tài nguyên cho design miễn phí Về bản quyền và sự ghi nhận Bất cứ khi nào bạn tìm kiếm nguồn cho dự án dự án tiếp theo của mình, một điều rất quan trọng đó là bạn cần biết rõ được những hạn chế liên quan tới những nguồn tư...
Bạn nghe thấy những cụm từ này thường xuyên được nhắc đến bởi các nhiếp ảnh gia, hay trên những tạp chí sáng tạo và thiết kế hoặc trên những trang báo mạng điện tử. Mặc dù Pexels và DPI đều được dùng để chỉ ra độ phân giải (hoặc độ rõ) của bức ảnh, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau vậy bạn nên sử dụng cái gì? Đơn giản, tất cả phụ thuộc vào dự án của bạn. Biết được phương tiện mà bạn đang tạo và sử dụng chúng cho mục đích gì là chìa khóa để lựa chọn kích cỡ và chọn đúng Pexels hoặc DPI. Trước khi bắt đầu dự án tiếp theo, hãy đảm bảo bạn đã quen thuộc với tất cả thuật ngữ về chất lượng hình ảnh. Pixel Các phần tử hình ảnh, hoặc các điểm ảnh, trong thiết kế web chỉ đến các đơn vị nhỏ nhất trên một lưới hiển thị một hình ảnh...
Back
Bên trên